Cập nhật nội dung chi tiết về 5 Đoạn Hội Thoại Học Giao Tiếp Trong How I Met Your Mother mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi, có lẽ việc cuối cùng bạn muốn làm là mở sách ra cố nhồi vào đầu ít từ vựng hay ngữ pháp tiếng Anh mới. Bạn chỉ muốn mở ti-vi lên và thư giãn một chút. Bạn ước giá như việc học tiếng Anh cũng dễ chịu và thoải mái như việc xem bộ phim hài tình cảm How I Met Your Mother vậy. Tin mừng là điều ước của bạn không hề hão huyền chút nào. Hãy đọc bài viết này, bạn sẽ biết phải làm gì để có thể học giao tiếp trong How I Met Your Mother.
Nhưng trước hết chúng ta phải biết qua về nội dung bộ phim đã:
Giới thiệu về How I Met Your Mother
How I Met Your Mother (tạm dịch nghĩa tiếng Việt là Khi Bố Gặp Mẹ) là một sitcom được ưa chuộng của Mỹ kéo dài từ năm 2005 tới năm 2014. Bộ phim là câu chuyện hồi tưởng do Ted (nhân vật chính) kể cho hai đứa con về hành trình đi tìm tình yêu của đời mình.
Nhân vật chính ngoài Ted còn có cặp đôi Marshall – Lily, Barney – cậu bạn có tính cách kì dị nhưng cũng rất hài hước và Robin – cô phóng viên xinh đẹp đã từng hẹn hò với Ted. Kể về hành trình tìm thấy tình yêu của Ted nhưng qua 9 mùa của bộ phim rất nhiều câu chuyện vui nhộn và cảm động xoay quanh Ted và nhóm bạn đã được tái hiện.
Ai cũng có thể tìm thấy chút gì đó của mình trong các nhân vật và dễ dàng đồng cảm với những tình tiết diễn ra trong phim. Bối cảnh chính của bộ phim là thành phố New York đương đại với những mẩu đối thoại đời thường cực kỳ gần gũi và dí dỏm. Đây cũng chính là lý do vì sao How I Met Your Mother là bộ phim cực kỳ phù hợp với những bạn đang muốn luyện tiếng Anh qua phim, đặc biệt là tiếng Anh giao tiếp.
1. Học kỹ năng giao tiếp
Lời thoại trong phim bắt nguồn từ những tình huống thực tế có thể xảy ra trong đời sống. Nhờ vậy, khi chú ý lắng nghe những cuộc đối thoại của các nhân vật, bạn có thể luyện được kỹ năng nghe tiếng Anh gần gũi nhất với đời thực.
Các nhân vật trong phim đều được xây dựng với những nét tính cách độc đáo mà bất kì ai cũng có thể tìm thấy một phần của mình trong đó. Điều này là nguồn động lực lớn lao để các bạn tự tin luyện nói “mô phỏng” theo các nhân vật yêu thích của mình.
2. Học từ vựng
Bộ phim lấy bối cảnh chính là New York hiện đại, do đó ngôn ngữ được sử dụng là ngôn ngữ giao tiếp thông dụng . Do đó, bạn không chỉ học được từ vựng mà còn học được những cấu trúc, cách diễn đạt cực kỳ hữu dụng và có tính ứng dụng cao.
Việc học tiếng Anh qua phim chắc chắn sẽ rất thú vị. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn chỉ cần nằm dài và xem cả bộ phim từ đầu đến cuối và tự nhiên lên trình tiếng Anh. Bạn sẽ cần phải bỏ nhiều thời gian và nỗ lực hơn thế, cụ thể bạn sẽ phải:
Chọn luyện tập với các phân cảnh yêu thích. Bạn hãy tua lại đoạn phim được chọn và xem đi xem lại thật nhiều lần để hiểu hết nội dung của đoạn phim. Bạn cũng đừng quên chọn tốc độ chậm để nghe dễ dàng hơn. Sau đấy, thực hành luyện nói nhại và luyện nghe auto-pause từng câu cho tới khi thành thục cả đoạn phim
Xem lại phim và ôn tập từ vựng. Sau khi học xong với các đoạn phim quan trọng, bạn tiếp tục xem lại bộ phim thêm nhiều lần để luyện kỹ năng nghe. Việc ôn tập từ vựng sau khi xem phim cũng rất quan trọng trong việc giúp bạn ghi nhớ từ và sử dụng thành thạo chúng trong cuộc sống.
Tải eJOY eXtension để Tra từ Miễn Phí!
Những đoạn đối thoại hay để học qua phim
1. Lần đầu Ted gặp và làm quen với Robin
Tập 1, mùa 1 – Pilot
1. All of a sudden
Ý nghĩa và cách dùng:
Khi một việc gì đó xảy đến all of a sudden tức là việc đó xảy đến một cách nhanh chóng và không thể ngờ tới.
Bạn có thể dùng eJOY eXtension để tra ngay nghĩa của cụm từ này.
Ví dụ:
All of a sudden, he looked at me and smiled. (Đột nhiên anh ấy nhìn tôi và mỉm cười).
The housing price surged all of a sudden. (Giá nhà bỗng nhiên tăng mạnh).
2. Settle down
Ý nghĩa và cách dùng:
Trong đoạn phim, Ted nói “I’m not ready to settle down.” (Mình chưa sẵn sàng để ổn định).
Khi ai đó settle down có nghĩa là họ sẽ bắt đầu một cuộc sống ổn định, đặc biệt trong trường hợp ai đó quyết định kết hôn hoặc mua nhà.
Ví dụ:
Find a girl, settle down. If you want you can marry her. (Tìm lấy một cô gái, ổn định cuộc sống. Nếu con muốn, con có thể lấy cô ấy làm vợ).
One day, maybe I’ll want to settle down and have a family. (Một ngày nào đó, có thể tôi sẽ muốn ổn định và có một gia đình).
3. Land a girl/guy
Ý nghĩa và cách dùng:
Trong đoạn phim, Barney nói “How does Carl land a Lebanese girl?” (Làm sao Carl có thể tán được một cô nàng Lebanese nhỉ?)
Cách nói land a girl/guy bắt nguồn từ land a fish hay catch a fish (bắt cá) – có nghĩa là chinh phục được cảm tình của một cô gái hay một chàng trai nào đó.
Ví dụ:
Benji always tends to fall in love easily, but this time it’s for real and he landed a great girl (Benji có xu hướng yêu rất dễ dàng nhưng lần này tình cảm ấy là thật và anh ấy đã chinh phục được một cô gái tuyệt vời)
She thinks that all she really wanted is to land that guy.(Cô ấy nghĩ rằng tất cả những điều cô ấy thực sự muốn là chinh phục được chàng trai kia).
4. Like something from an old movie
Ý nghĩa và cách dùng:
Lần đầu tiên trông thấy Robin trong quán bar Ted đã thầm nghĩ “It was like something from an old movie where the sailor sees the girl across the crowded dance floor, turns to his buddy and says See that girl? I’m gonna marry her someday.” (Giống như trong một bộ phim cũ, chàng thủy thủ nhìn thấy cô gái từ phía bên kia sàn nhảy đông đúc, quay sang người bạn của mình và nói ‘Thấy cô gái kia không? Một ngày nào đó mình sẽ cưới cô ấy’). Ví von điều gì đó giống như trong một bộ phim quả là một cách diễn đạt rất nên thơ phải không? Cấu trúc này dùng để mô tả một sự việc nào đó có vẻ vô thực, hiếm thấy và khó tin.
Ví dụ:
I first met him in the cafeteria and what happened next was like a movie. (Tôi gặp anh ấy lần đầu trong quán cà phê và những gì xảy ra tiếp đó giống như một cuốn phim ấy).
You look like a movie. You sound like a song. My God, this reminds me of when we were young. (Anh trông như bước ra từ một bộ phim. Giọng anh ngân nga như một bài hát. Điều này nhắc em nhớ về những tháng ngày chúng ta còn thơ trẻ).
5. Place someone/something by something
Ý nghĩa và cách dùng:
Ted đã lên kế hoạch tiếp cận với Robin và nói “I’ll strategically place myself by the jukebox.” (Mình sẽ đứng cạnh cái máy chơi nhạc một cách có chủ đích).
Cụm từ place someone/something by something đồng nghĩa với put someone/something by something nghĩa là đặt ai đó/cái gì đó ở cạnh ai đó/cái gì đó.
Ví dụ:
Placing yourself by a buffet or registration table will make you more likely to see people you know. (Đứng cạnh bàn tiệc hoặc bàn đăng kí sẽ giúp bạn dễ dàng tìm thấy người nào đó bạn quen).
She placed herself by the window to be able to see him passing by.(Cô ấy chọn đứng cạnh cửa sổ để có thể nhìn thấy anh ấy đi ngang qua).
6. Kind of something
Ý nghĩa và cách dùng:
Trong đoạn phim Robin đã giới thiệu mình là phóng viên. Nhưng sau đó cô ấy bổ sung thêm kind of a reporter bởi vì công việc của Robin lúc đó chỉ là đưa những tin tức giải trí rất nhỏ sau phần bản tin chính.
Khi nói kind of something ý muốn đề cập đến một điều gì đó khó miêu tả hoặc từ mà bạn dùng chưa thực sự chính xác với điều bạn muốn miêu tả.
Ví dụ:
I am kind of a freelance designer. (Tôi gần như là một nhà thiết kế tự do).
She kind of smiled at me. (Cô ấy gần như đã mỉm cười với tôi).
2. Barney và Marshall cá cược với nhau
Tập 15, mùa 2 – Lucky penny
1. It kills
Ý nghĩa và cách dùng:
Trong đoạn phim khi Robin hỏi thăm Marshall về ngón chân đau, Marshall đã trả lời rất biểu cảm “Oh, man, it skills.” Bằng cách này, Marshall muốn nói ngón chân của anh ấy vẫn đang cực kỳ đau hay “đau chết đi được”, “đau chết đi sống lại” như trong cách diễn đạt bằng tiếng Việt.
Tương tự, động từ kill có thể được dùng để miêu tả tả khi có một điều gì đó ảnh hưởng mạnh tới bạn.
Ví dụ:
He watches that movie again and again. It’s killing me. (Anh ta xem đi xem lại bộ phim ấy. Điều này làm tôi phát ngán).
This sadness is killing me. (Nỗi buồn này sẽ gặm nhấm tôi đến chết mất).
2. Roll out of bed
Ý nghĩa và cách dùng:
Thay vì nói get out of bed, Marshall đã nói Barney là roll out of bed. Cả hai cách dùng từ này đều có nghĩa là thức dậy và ra khỏi giường nhưng roll out of bed dùng khi thức dậy muộn và có vẻ vội vã hơn bình thường.
Ví dụ:
My brother doesn’t roll out of bed until 11 on Saturday. (Em trai tôi không ra khỏi giường trước 11 giờ vào thứ Bảy).
His hair looks like he’d just rolled out of bed. (Tóc anh ta trông như kiểu anh ta mới ngủ dậy ấy).
3. Buy oneself something
Ý nghĩa và cách dùng:
Buy oneself something nghĩa là mua cho ai đó một thứ gì đó. Barney đã nói “Maybe I can buy myself an ice-cream cone” (Mình còn có thể tự mua một cái ốc quế đấy). để mỉa mai khi Marshall chỉ đưa ra mức cá cược 50 đô với mình cho cả giải chạy Marathon.
Ví dụ:
I would buy myself an one-way ticket to Hawaii if I win the lottery. (Nếu trúng số mình sẽ mua cho bản thân vé một chiều đi Hawaii).
She always buys herself new clothes when she gets the salary. (Cô ấy luôn mua quần áo mới cho mình khi nhận được lương).
3. Barney cố gắng hẹn hò với các cô gái và bị từ chối
Tập 14, mùa 3 – The Bracket
1. Something strange is going on
Ý nghĩa và cách dùng:
Barney đã nói “Something strange is going on” (Có điều gì đó kỳ lạ đang xảy ra)khi không hiểu nổi vì sao mình đi tán tỉnh các cô gái mà lại liên tục bị từ chối thẳng thừng.
Như vậy, cách diễn đạt này có thể được dùng để biểu lộ sự ngạc nhiên hay khó hiểu.
Ví dụ:
I’ve gain a lot of weight lately. Something strange is going on! (Dạo này mình bị tăng cân. Có chuyện gì đó kì lạ đang xảy ra!)
Something strange is going on. My cat starts eating vegetable. He’s never done this before. (Có chuyện gì đó kì lạ. Con mèo của mình bắt đầu ăn rau. Nó chưa bao giờ như thế).
2. Pick up girls
Ý nghĩa và cách dùng:
Thông thường pick up someone có nghĩa là đón một ai đó. Tuy nhiên trong trường hợp này pick up girl nghĩa là tán tỉnh thành công một cô gái nào đó và rủ được cô gái ấy đi chơi cùng với mình.
Ví dụ:
I can’t believe that you can even pick up girls in a hospital. (Mình không thể tin là cả trong bệnh viện mà cậu vẫn có thể tán tỉnh được các cô gái)
Let’s go and pick up some girls for the party. (Nào, cùng đi và rủ vài cô gái đến bữa tiệc thôi!)
3. Soak up something
Ý nghĩa và cách dùng:
Động từ soak có nghĩa là thấm hút, thường được dùng chỉ hiện tượng thấm hút chất lỏng. Tuy nhiên soak có thể được dùng với ý nghĩa tiếp thu một cách triệt để một thứ gì đó như cách dùng trong đoạn phim “You’re going blind, and you’re trying to soak up all the beauty in the world before the darkness descends” (Cậu sắp sửa bị mù và cậu đang cố gắng thu nhận tất cả cái đẹp trên thế giới này trước khi bóng tối xâm chiếm).
Ví dụ:
She is trying to soak up every word from Professor Dumbledore. (Cô ấy đang cố gắng nuốt lấy từng lời của giáo sư Dumbledore).
After a long winter, they just want to soak up the sun. (Sau một mùa đông dài, họ chỉ muốn được đắm mình trong ánh mặt trời càng nhiều càng tốt).
4. Barney và Robin nói chuyện với nhau trên taxi
Tập 24, mùa 6 – Challenge Accepted
1. Get back together with someone
Ý nghĩa và cách dùng:
Trong phim, đây là cách nói khi hai người yêu nhau, chia tay và lại quay trở lại với nhau.
Ví dụ:
I can believe that after all he is going to get back together with her. (Mình không thể tin được là sau tất cả mọi chuyện anh ấy lại quay lại với cô ta).
We are never, ever getting back together. (Chúng ta sẽ không bao giờ quay lại với nhau).
2. No matter … clause
Ý nghĩa và cách dùng:
Trong đoạn phim, Robin đã nói “No matter how bad things got, Ted really did love Zoey for a minute there.” (Dù cho mọi chuyện đã tồi tệ thế nào thì trong một phút nào đó Ted đã từng thật lòng yêu Zoey).
Đây là cách diễn đạt rất phổ biến khi bạn muốn nói về một sự việc nào đó đã/sẽ xảy ra bất kể hoàn cảnh như thế nào.
Ví dụ:
No matter how often they fight, they are still in love with each other. (Dù cho họ có thường xuyên cãi nhau thế nào thì họ vẫn yêu nhau).
No matter what the excuse was, you must not be late. (Dù cho lí do là gì thì cậu cũng không nên đến muộn).
3. Did do something
Ý nghĩa và cách dùng:
Sử dụng trợ động từ cùng với động từ là một cách dùng để nhấn mạnh vào động từ chính.
Ví dụ:
I did do the homework yesterday, but I forgot my notebook home. (Em thật sự đã làm bài tập hôm qua, nhưng em quên vở ở nhà rồi).
I do love him but I have to go. (Mình có yêu anh ấy nhưng mình cần phải ra đi).
5. Barney xin Lily và Ted lời khuyên
Tập 5, mùa 9 – The Poker Game
1. Get someone to do something
Ý nghĩa và cách dùng:
Trong đoạn phim, Barney than với Lily và Ted là mẹ anh ấy bắt anh ấy phải get Robin to give James his ring back (thuyết phục Robin trả lại nhẫn cho James) nhưng đã bị Robin từ chối.
Ở đây get someone to do something có nghĩa là thuyết phục/khiến ai làm việc gì đó.
Ví dụ:
I will get him to tell the truth. (Tôi sẽ thuyết phục cô ấy nói ra sự thật).
Giving him an alarm will probably get him to get up early. (Tặng cho anh ta một cái đồng hồ báo thức có thể khiến anh ta dậy sớm).
2. No more than usual
Ý nghĩa và cách dùng:
Barney đã phạm phải một sai lầm lớn khi trả lời câu hỏi “Does this make me look fat?” (Cái này có làm mình trông béo không?) của Lily là “Well, maybe a little around the hips but no more than usual” (Có thể hơi hơi một chút ở phần hông, nhưng không béo hơn bình thường lắm đâu).
Trả lời như vậy chẳng khác nào bảo Lily là “bình thường cậu đã béo rồi, giờ chỉ béo thêm một tí ở phần hông thôi”. Thật là không khéo chút nào phải không?
Cụm từ “no more than usual” được dùng để so sánh khi không có sự khác biệt lớn nào.
Ví dụ:
How long did it take you to go home by bus today? – Around 7 to 10 minutes, no more than usual. (Hôm nay cậu đi xe buýt về nhà mất bao nhiêu thời gian thế? – Khoảng 7 đến 10 phút, không khác mọi khi là mấy).
How many customers do you have today? – Not sure, no more than usual, I guess. (Bạn có bao nhiêu khách hàng hôm nay? – Không chắc nữa, mình đoán là không khác mọi khi đâu).
3. Count on somebody
Ý nghĩa và cách dùng:
Sau khi nhận được lời khuyên từ Lily, Barney nói “I knew I could count on you”. (Mình biết là mình có thể trông cậy vào cậu mà). Cụm từ count on somebody nghĩa là tin tưởng/dựa/trông cậy được vào ai đó.
Ví dụ:
You never keep your promise. How could I count on you? (Cậu chẳng bao giờ giữ lời hứa. Làm sao mình có thể trông cậy vào cậu được?)
I can always count on my best friend. She always there to cheer me up whenever I feel down. (Mình luôn có thể dựa vào bạn của mình. Cô ấy luôn ở đó động viên mỗi khi mình mất tinh thần).
Những Điều Hay Ho Bạn Có Thể Nhận Ra Từ Loạt Phim How I Met Your Mother
Tôi rất thích bộ phim How I Met Your Mother. Bộ phim không chỉ làm bạn cười hay khóc mà nó còn dạy bạn những bài học vô cùng quý giá từ mỗi tập phim. Ta học được nhiều điều từ How I Met Your Mother, từ cách để có được công việc mơ ước đến việc tìm được tình yêu trong thế giới hiện đại này.
Cảnh báo: bài viết này đề cập đến nội dung của các mùa phim, bao gồm cả đoạn kết. Đừng đọc nếu bạn không muốn biết trước.
1. Điều quan trọng không phải là ai thắng, mà là việc thoả hiệp.
“Tôi nghĩ rằng đôi khi ta phải gạt cái tôi sang một bên…” – Marshall
“Và nhớ rằng tình yêu của mình dành cho đối phương quan trọng hơn việc chiến thắng cuộc cãi vã.” – Lily
T rong mùa 4 của How I Met Your Mother, Lily và Marshall đã cãi nhau về vấn đề bát đĩa bẩn. Barney đã thuyết phục được Marshall rằng anh ấy không cần phải bỏ bát đĩa bẩn của mình vào bồn rửa (điều mà chúng ta đều biết là một lời khuyên tồi). Sau nhiều cuộc cãi vã và cặp đôi tôi thích nhất trong HIMYM đã nhận ra sai lầm của mình (giống như mọi khi). Họ cùng đồng ý rằng điều quan trọng không phải là ai thắng, mà là việc thoả hiệp giữa hai người.
Tôi nhận ra rằng câu nói trên rất đúng đắn. Để duy trì một mối quan hệ, bạn nên học cách thoả hiệp. Như Lily và Marshall đã nói, tình yêu ta dành cho đối phương quan trọng hơn việc thắng thua. Ta cần học cách đồng tình với người mình yêu thương bằng việc nhân nhượng với họ.
2. Bạn sẽ chẳng thể tìm thấy tình yêu nếu cứ liên tục kiếm tìm nó.
“Bạn không thể ép buộc định mệnh được. Nếu điều gì phải xảy ra, thì nó sẽ xảy ra thôi.” – Ted
Nhân vật Ted đã dạy ta nhiều bài học về việc tìm tình yêu. Bài học lớn nhất ta có thể học được từ Ted là, bạn sẽ chẳng thể tìm thấy tình yêu nếu cứ mãi kiếm tìm. Cho dù có cố gắng thế nào, Ted vẫn vật lộn trong việc tìm tình yêu và cái kết hạnh phúc của cuộc đời mình. Rồi đến cuối cùng, anh ấy đã tìm thấy tình yêu lúc anh chẳng hề để ý. Khi gặp được người vợ tương lai của mình, anh ấy không giống như một “Ted thường ngày” và chạy theo cô ấy, tuyên bố tình yêu mãnh liệt của mình dành cho cô. Thay vào đó, Ted quyết định để tình yêu tự xảy đến, và như ta đã biết là nó đã đến thật.
Ted dành nhiều năm cuộc đời mình tìm kiếm tình yêu thay vì tận hưởng cuộc sống không lo lắng đến việc mình sẽ không tìm được nó. Tôi tin rằng luôn có một người nào đó dành cho bạn, nên đừng tốn thời gian kiếm tìm người ấy nữa. Họ sẽ tự khắc tìm thấy ta vào một thời điểm thích hợp.
3. Yêu xa thường khó khăn.
“Yêu xa giống như một lời nói dối của bọn teen để có thể ngủ với nhau vào mùa hè trước khi vào đại học.” – Ted
Trong mùa đầu của How I Met Your Mother, Ted yêu Victoria, người mà bất ngờ chuyển đến Đức. Sau khi tranh luận về việc có nên chia tay hay không, họ quyết định thử yêu xa. Ngay tập sau đó, ta đều biết rằng việc yêu xa là một sai lầm. Ted nhận thấy rằng các cuộc trò chuyện qua điện thoại của họ đã trở nên nhạt nhẽo hơn vì họ chẳng có gì để nói với nhau. Anh ấy còn ngủ gật lúc đang nói chuyện với Victoria! Mối quan hệ của họ cuối cùng cũng kết thúc khi Victoria phát hiện ra Ted đang cố gắng ngủ với Robin.
Cho dù có một vài mối quan hệ yêu xa có thể thành, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, yêu xa thường khó lâu bền. Đến cả Lily và Marshall cũng thú nhận rằng, khi thử, yêu xa đã gần “giết chết” họ. Vấn đề ở đây rất đơn giản: các bạn không thể phát triển mối quan hệ nếu không được gặp mặt nhau. Tất nhiên, bạn có thể gọi điện, nhắn tin, nhưng việc được ở bên nhau sẽ giúp hai người gần gũi hơn (và tôi không chỉ đang ám chỉ về sex).
4. Không có điều gì tốt đẹp xảy đến sau 2 giờ sáng.
“Các con à, bà các con thường nói với bố rằng, ‘không có điều gì tốt đẹp cảy ra sau 2 giờ sáng,’ và bà đã đúng. Lúc 2 giờ sáng, hãy đi về nhà và đi ngủ.” – Ted
Vấn đề rất đơn giản, chẳng có gì hay ho xảy ra sau 2 giờ sáng cả. Ta lại bắt gặp điều này khi Ted chia tay với Victoria trong mùa một. Tình yêu xa cách của Ted với Victoria đã dần phai nhạt, và khi Robin, tình yêu của đời Ted, muốn Ted sang nhà mình. Ted đã nói dối Robin rằng mình đã chia tay Victoria và muốn ở bên Robin. Khi Victoria gọi và nói chuyện với Robin, cô ấy nhận ra rằng Ted đã nói dối mình.
Bài học từ việc này là 2 giờ sáng không phải thời điểm tốt để quyết định điều gì. Giờ này quá muộn (hoặc quá sớm) để suy nghĩ thấu đáo, vậy nên thay vì thế, bạn hãy nghỉ ngơi và giữ gì năng lượng.
5. Ta không thể có được công việc mơ ước chỉ qua một đêm.
Đây là một bài học tuyệt vời từ Robin. Trong suốt serie phim, ta chứng kiến Robin chật vật để có được công việc mơ ước là trở thành người dẫn chương trình TV. Robin mất nhiều năm trời làm những công việc kinh khủng, bao gồm cả việc đưa những bản tin không quan trọng vào lúc 2 giờ sáng. Ta thấy một Robin trở nên điên cuồng vì lo lắng rằng mình sẽ không bao giờ có thể đạt được mơ ước. Trong phần cuối, Robin cuối cùng cũng đã trở thành một phát thanh viên nổi tiếng. Ted còn nhận xét rằng khuôn mặt cô ấy xuất hiện khắp mọi nơi, ngay khi một chiếc xe buýt với in mặt của Robin đi ngang qua.
Bài học này vô cùng đơn giản. Bạn không thể có được công việc trong mơ một cách nhanh chóng được; nó đòi hỏi sự chăm chỉ. Nếu bạn muốn trở thành một nhà văn, bạn không thể mong rằng mình sẽ thành công với chỉ một bài viết được. Nó đòi hỏi thời gian và khổ luyện để đạt được mơ ước. Nếu bạn dành thời gian và sự tận tuỵ vào công việc, bạn sẽ thành công.
6. Tình bạn sẽ đến rồi đi.
“Nó là như vậy đấy, các con. Bạn bè, hàng xóm, bạn nhậu và đồng phạm mà con yêu quý lúc trẻ, khi thời gian đi qua, con sẽ mất liên lạc với họ.” – Ted
Trong phần 9 của bộ phim HIMYM, ta sẽ biết rằng mọi người đều sẽ bước và mất liên lạc với bạn bè. Cả nhóm bạn của HIMYM đã hiểu ra điều này khi đang bàn bạc liệu rằng Gary Blauman có nên được mời đến đám cưới của Barney. Cuộc tranh luận của họ đã khiến Gary bỏ đi, cả hội nhận ra rằng họ có thể sẽ không gặp Gary lần nữa. Đây cũng là lúc họ nhận thấy rằng nếu bạn muốn người đó trở thành một phần cuộc sống của mình, bạn phải hành động vì nó. Như Ted đã nói, “Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi biết rằng thật dễ dàng để đẩy mọi người ra xa. Vậy nên khi đã tìm được một người mà mình muốn ở bên, hãy làm gì đó để giữ họ lại.”
Thời gian qua đi, con người thay đổi và tình bạn cũng dần phai nhạt. Vài năm sau ta mới nhận ra điều này, nhóm HIMYM không còn dành hàng tối đi bar với nhau nữa. Robin, chưa kết hôn để tập trung vào sự nghiệp, mất liên lạc với cả nhóm và tiếp tục với cuộc sống của riêng mình. Bài học quan trọng ta học được là thời gian làm con người đổi thay, và ta nên trân trọng khoảng thời gian quý báu bên bạn bè.
7. Sẽ luôn có một người dành cho bạn
“Bạn có thể yêu cầu một dấu hiệu từ vũ trụ nhưng rồi cuối cùng ta sẽ nhìn thấy điều ta muốn…khi ta đã sẵn sàng.” – Ted
Phim How I Met Your Mother đã kết thúc, nhưng ta có thể học được một bài học quý giá từ phần cuối này. Trong hai tập đặc biệt cuối cùng, ta đã có cơ hội được biết về “người mẹ”. Sau nhiều năm tìm kiếm, Ted cuối cùng cũng đã tìm được tình yêu của đời mình. Nhưng thật không may, tình yêu này không có được cái kết hạnh phúc vì người mẹ bị bệnh nặng và qua đời. Nhưng Ted lại không hề cô đơn vì cuối cùng, Ted đã có thể ở bên Robin.
Ta học được rằng, cho dù bạn bao nhiêu tuổi, dành bao nhiêu năm kiếm tìm tình yêu, ở ngoài kia sẽ luôn có một người dành cho bạn. Barney cũng dạy ta điều này khi Ellie, con gái của anh, ra đời. Barney đã bày tỏ rằng: “Con chính là tình yêu của cuộc đời bố.”
Tác giả: Jessica Charlotte
Link bài gốc: https://www.lifehack.org/articles/communication/7-life-lessons-ive-learned-from-how-met-your-mother.html
Dịch giả: Nguyễn Trang Mi – ToMo – Learn Something New
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là ” Dịch Giả: Nguyễn Trang Mi – Nguồn: ToMo – Learn Something New “. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: “Theo ToMo” hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook ToMo – Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày!
(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring .
820 người xem
I Hear Your Voice (2013)
Đến bây giờ khi gõ những dòng review này thì mình luôn tự hỏi, tại sao mình biết đến I hear your voice (2013) trễ như vậy?
Sau một thời gian bội thực với phim Hàn, mình chuyển sang phim Mỹ và gần đây mới quay trở lại phim Hàn. Khi mới lướt qua danh sách các bộ phim Hàn chưa xem thì ấn tượng ngay với poster màu xanh nhẹ nhàng của I hear your voice – một bộ phim mình đã từng thấy lâu rồi nhưng không nghĩ sẽ xem. Có thể nói, sau Nice guy (2012) – bộ phim truyền hình Hàn Quốc đầu tiên mình xem trọn vẹn và thấy hay đến như vậy, hấp dẫn trong từng tập phim thì I hear your voice là bộ phim thứ hai đem lại cho mình quá nhiều cảm xúc. Trên thực tế, có những bộ phim dễ làm chúng ta nản ngay ở tập đầu tiên, một số bộ phim chúng ta phải xem tới 1/3 chặng đường thì mới bắt đầu cảm thấy nó hay. Rất ít bộ phim hấp dẫn và lôi cuốn khán giả ngay từ tập đầu tiên.
Nếu bạn yêu thích đề tài luật sư thì sẽ không thể bỏ qua được I hear your voice, nữ chính của phim là cô luật sư công Go Hye Sung với tính tình ngang ngạnh, nóng nảy và lúc nào cũng nghĩ mình là tâm điểm của Trái Đất. Cô nàng kiêu kì này có một mối duyên nợ trời định với cậu thiếu niên Park Soo Ha lúc nhỏ, khi ba của Soo Ha bị tên Min Joon Gook cố tình giết chết trong một vụ tai nạn xe, Hye Sung là người chứng kiến toàn bộ vụ việc xảy ra và đã ra làm chứng trước tòa. Lúc ấy, cô chỉ mới là một học sinh trung học còn Soo Ha là một cậu bé. Tên tội phạm Min Joon Gook vì căm hận Hye Sung ra làm nhân chứng nên đã nổi điên và quyết tâm trả thù cho bằng được sau khi ra tù. Những lời đe dọa của hắn khiến cô bé Hye Sung cảm thấy sợ hãi cho cuộc sống sau này của mình, lúc ấy cậu bé con Park Soo Ha đã tới an ủi cô và hứa rằng sẽ “bảo vệ chị” suốt cuộc đời.
Park Soo Ha là một anh chàng đặc biệt, sau vụ tai nạn giao thông lúc nhỏ, cậu bỗng có khả năng đọc được suy nghĩ của người khác khi nhìn vào ánh mắt họ. Từ đó, cuộc sống của cậu trở nên ồn ào hơn và hình ảnh quen thuộc của cậu là lúc nào cũng gắn chặt với chiếc headphone. Mẹ qua đời vì bệnh tim, cha mất, dượng bỏ rơi, cậu phải tự bươn chải kiếm sống và lớn lên, lúc nào cũng nung nấu ý định tìm gặp lại người con gái ấy để bảo vệ cô – Goo Hye Sung. Và duyên tiền định đến, lúc họ gặp được nhau cũng là lúc Min Joon Suk ra tù. Tên tội phạm đầy mưu mô xảo quyệt này ngày càng thâm hiểm, bao nhiêu kế sách hắn đã dự định trước trong tù chỉ đợi ngày được mãn hạn mà thực hiện.
Có thể nói, với mình thì I hear your voice là một bộ phim rất đặc biệt. Đặc biệt đến nỗi khi xem những tập đầu của phim mình đã hy vọng đừng bao giờ tới tập cuối, mọi chuyện xin đừng kết thúc quá nhanh. Những giọng nói, ánh mắt, nụ cười của mỗi nhân vật đều ám ảnh mình không ngừng. Mỗi nhân vật trong phim là mỗi cá tính điển hình không lẫn nào đâu được, điều đó tạo nên sự thành công về tên tuổi cho các diễn viên của phim sau khi phim lên sóng. I hear your voice là một bộ phim được đánh giá thành công của đài SBS trong năm 2013 với rating trung bình đáng mơ ước tới tận 20%. Thêm vào đó, vốn dĩ bộ phim chỉ có 16 tập nhưng với hiệu ứng khá cao của khán giả cả nước, biên kịch đã kéo dài câu chuyện ra thêm 2 tập nữa.
Chưa có một bộ phim nào làm mình ám ảnh như I hear your voice, không may mắn cho mình là đã xem phim quá trễ sau nhiều người, nhưng cũng rất may mắn cho mình là khi xem được bộ phim vào đúng thời điểm cuối năm với tiết trời se lạnh như thế này. Những người bạn mình khi xem ai cũng đều đánh giá phim rất hay, một vài đứa em mình giới thiệu cho xem cũng đã cảm ơn mình vì đã giới thiệu một bộ phim hay như thế. Khó có thể tưởng tượng được là đến trong mơ mình cũng gặp lại các nhân vật trong phim, tình tiết của phim và mỗi lần ngồi trước màn hình xem là tâm trạng lại hồi hộp, háo hức như đang trông đợi điều gì. Nhạc phim cũng là một phần thành công rất lớn của I hear your voice để đẩy cao trào những phân đoạn của phim lên, đem lại nhiều mạch cảm xúc cho người xem. Nhiều khi đi trên đường mình cũng cảm nhận được những O.S.T của phim vang lên, nó khiến mình cảm thấy bình an hơn rất nhiều.
Một câu chuyện căng thẳng tột độ nhưng cũng rất nhẹ nhàng, dễ thương và đáng yêu mà I hear your voice mang lại sẽ là một phần nhỏ trong kí ức của mình. Thế giới của Hye Sung, Soo Ha – thế giới mà họ đang sống dường như đã hòa vào thế giới của mình phần nào rồi. Mình ngồi viết những dòng review này khi xem tập cuối cùng của bộ phim với những cảm xúc không tả nổi. Tin rằng, có một ngày mình sẽ xem lại I hear your voice (điều mà mình chưa từng làm với bất cứ bộ phim nào trước đây) khi cảm xúc đã quá cạn cợt, khi mọi thứ quanh mình trở nên u ám và cần một tia hy vọng nào đó.
Mượn lời của nhân vật Soo Ha nói với Hye Sung: “Cảm ơn, vì đã sống, vì đã ở bên cạnh tôi”. Cảm ơn I hear your voice vì điều này…
P/S: Hy vọng bạn cũng sẽ tìm xem nếu lỡ đọc được review này, và hy vọng nó sẽ tiếp thêm cho bạn niềm tin vào cuộc sống vốn quá nhiều u ám này.
📖
Ủng hộ tác giả
(Subscribe blog để nhận bài mới hằng tuần qua email)
Giọng Nói Giao Tiếp Trong Tục Ngữ Người Việt
Con người sáng tạo ra ngôn ngữ và nó trở thành phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người. Trong quá trình vận dụng, người ta luôn có ý thức chú ý đến việc tổ chức lời nói sao cho đạt hiệu quả cao trong quá trình ngôn giao. Ngay từ thuở xa xưa, khi chưa có các ngành khoa học về ngôn ngữ, ông cha ta đã đúc kết những kinh nghiệm vận dụng lời ăn tiếng nói của mình trong tục ngữ và cho đến nay, những kinh nghiệm này vẫn còn nguyên giá trị. Cho dù chỉ mới là kinh nghiệm, nhưng tính triết lí ngôn giao dân gian đó vẫn giàu sức thuyết phục và sống mãi với thời gian. Đấy là vì nó thể hiện cái logic của mình một cách hình tượng, hàm súc, đậm hơi thở của cuộc sống cùng sự trải nghiệm từ chính thực tế nói năng. Đằng sau mỗi câu tục ngữ, đằng sau những hình ảnh, những kinh nghiệm khái quát từ chính cuộc sống ấy là bản sắc văn hoá, là phong cách sống, là lối nói, giọng nói, cách nghĩ của người Việt.
Tác dụng của lời ăn tiếng nói
Trước hết, nhân dân ta nhận thức rõ tầm quan trọng và giá trị của lời ăn tiếng nói. Ngôn ngữ là công cụ dùng để giao tiếp. Nhưng khi sử dụng ngôn ngữ, người ta không chỉ thuần tuý chuyển tải thông tin khách quan mà còn nhằm tác động vào đối tượng, chinh phục đối tượng hoặc thể hiện sự đánh giá tình cảm của mình… Ngôn ngữ có sức mạnh thật diệu kì. Nó có thể làm cho con người gần gũi, gắn bó (“Lời nói nên vợ nên chồng”) hay mãi cách xa. Nó có thể làm cho chúng ta yêu thương hay căm giận. Nó có thể làm cho đối tượng tham gia giao tiếp phơi phới yêu đời hoặc dằn vặt, đau đớn (“Lời nói đau hơn roi vọt“) hay tiếc nuối, day dứt khôn nguôi (“Miếng ngon nhớ lâu, lời đau nhớ đời“). Nó có thể gây nên chiến tranh (“Khẩu thiệt đại can qua“) mà cũng có khả năng làm “sóng yên biển lặng“…Vì thế, khi nói về giá trị của lời ăn tiếng nói, nhân dân ta đã dùng những hình ảnh biểu trưng cho sự quý giá để so sánh như: “Lời nói, gói vàng”; “Lời nói quan tiền tấm lụa”… thậm chí rất cần thiết cho sự sống: “Một lời nói, một đọi máu“. Giá trị càng cao thì người sở hữu càng phải trân trọng, giữ gìn khi vận dụng bởi:
“Vàng sa xuống giếng khôn tìm,
Người sa lời nói như chim sổ lồng”
Không biết kiểm soát ngôn từ, nói không đúng chỗ, lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ không hợp lí, không phù hợp với đối tượng, không diễn đạt chính xác tâm tư tình cảm của mình thì có thể gây nên những hậu quả khôn luờng. Bởi vì dù “Lời nói gió bay” nhưng có thể “há miệng mắc quai” do “Một lời đã trót nói ra, dù rằng bốn ngựa khó mà đuổi theo”; “Sẩy chân đã có ngọn sào, sẩy miệng biết nói làm sao bây giờ“.
Bài học về sự vận dụng ngôn từ
Ngôn ngữ có sức mạnh rất to lớn nhưng không vì thế mà bộ phận tục ngữ phản ánh những kinh nghiệm nói năng chỉ coi trọng đến việc “điều câu khiển chữ“, đến hình thức của lời nói. Người ta thừa nhận cái logic “Nói ngọt lọt đến xương” nhưng cũng khẳng định một thực tế “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”; “Gươm hai lưỡi miệng trăm hình”, “Lưỡi mềm độc quá con ong“…Do đó, tục ngữ còn phản ánh yêu cầu cao về tính chân thật của lời nói; lời nói phải đi đôi với việc làm: “Nói chín thì phải làm mười, nói mười làm chín kẻ cười người chê”, “Nói lời thì giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay”. Ở đây dường như có sự mâu thuẫn. Một mặt, tục ngữ đề cao sức mạnh của lời nói hay, “nói ngọt“; mặt khác lại tỏ ra hoài nghi với những câu đường mật nên khẳng định giá trị của lời nói ngay, nói thật, nói phải: “Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành”; “Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng”; “Nói phải củ cải cũng nghe”; “Nói gần nói xa chẳng qua nói thật”… Và, tục ngữ lại chỉ ra một thực tế không thể chối cãi đối với người thụ ngôn là: “Nói thật, mất lòng”; “Thuốc đắng dã tật, nói thật mất lòng”; “Nói ngay hay trái tai”. Thoạt nhìn tưởng như mâu thuẫn và dễ nghĩ rằng tính triết lí ngôn giao trong tục ngữ thiếu nhất quán. Nhưng thật ra, nó lại rất đúng, rất linh động, rất đời thường, rất thực chứ không xám xịt, bó hẹp trong một vài quy luật khô cứng. Sự tồn tại của chúng cho đến nay là minh chứng đầy sức thuyết phục kinh nghiệm giao tiếp của nhân dân ta. Rõ ràng việc vận dụng ngôn ngữ không hề đơn giản và bài học ngôn từ có lẽ sẽ không hề xưa cũ đối với tất cả mọi người và ở mọi thời.
Lời nói và phong cách
Ngôn ngữ là công cụ chung dùng để giao tiếp trong một cộng đồng nhưng mỗi người, khi sử dụng lại có những thể hiện riêng, có thói quen ngôn ngữ riêng. Ngay cả mỗi cá nhân, cùng một nội dung thông báo nhưng nếu hoàn cảnh, đối tượng, mục đích giao tiếp… thay đổi thì việc vận dụng ngôn ngữ cũng có sự thể hiện khác biệt. Tất cả những điều này tạo nên sự sinh động, đa dạng, phong phú và biến đổi không ngừng của ngôn ngữ giao tế. Sự hiện thực hoá ý tưởng bằng những phát ngôn cụ thể trong quá trình ngôn giao đều mang đậm dấu ấn phong cách của mỗi người. Có thể nói qua lời ăn tiếng nói, người ta phần nào thể hiện tâm hồn, tính cách và tình cảm của mình… Nếu Buffon (1707- 1788)- một nhà văn, nhà lí luận Pháp- có khẳng định:”Phong cách là chính con người” (Le style, c’est l’homme) thì từ xa xưa, điều này đã được tục ngữ Việt Nam đề cập. Khác với cách nói mang tính hàn lâm, tục ngữ thể hiện cái logic của mình bằng lối nói so sánh hình tượng; giàu sắc thái biểu cảm mà không kém phần triết lí: “Vàng thì thử lửa thử than, chim khôn thử tiếng người ngoan thử lời”; “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”; “Đất tốt trồng cây rườm rà, những người thanh lịch nói ra dịu dàng”; “Đất rắn trồng cây ngẳng nghiu, những người thô tục nói điều phàm phu”.
Ai cũng có lúc “nhả ngọc phun châu” và cũng có khi không thể kiềm lòng mà tuôn ra những lời khó nghe, khiếm nhã. Nhưng cái logic trên quả thật đúng và đáng suy ngẫm. Trong quá trình ngôn giao, ngoài sự chi phối do các nhân tố khách quan còn có sự chi phối từ chính bản thân người nói như: thói quen, nghề nghiệp, tính cách, tình cảm, giới tính, địa bàn cư trú,… Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ khi giao tiếp. Lời nói là kết quả của sự tổng hoà từ rất nhiều các nhân tố khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan. Và, cũng chính từ lời nói, qua thực tế giao tiếp hàng ngày, ta thấy được chủ thể phát ngôn là người như thế nào: hiền hoặc dữ; tốt hay xấu; trầm mặc hay sôi nổi; nhân ái hay thâm độc; khôn ngoan hoặc ngu dốt; dịu dàng hay chanh chua, cục súc…
Lời nói và vị thế xã hội
Tục ngữ còn đề cập đến vị thế của người giao tiếp. Mỗi người, khi tham gia giao tiếp, bao giờ cũng xuất hiện với một tư cách, một cương vị nhất định mà mối quan hệ gia đình và xã hội đã quy định. Có mối quan hệ ngang vai, có mối quan hệ không bằng vai. Trong quan hệ giao tiếp không bằng vai, rõ ràng lời nói của vai trên có “sức nặng” hơn vai dưới. Trên nói, dưới nghe. Gia đình và xã hội khó mà ổn định và phát triển nếu trật tự này bị xoá nhoà hay không được tôn trọng. Nhưng điều đó cũng không cho phép vai trên muốn nói gì thì nói theo kiểu “Chân lí nằm trong tay kẻ mạnh“. Khi đề cập đến vị thế của người giao tiếp, sự thể hiện của tục ngữ có phần nào đó vừa mỉa mai, chỉ trích vừa bi quan, chua chát: “Tay mang túi bạc kè kè, nói quấy nói quá người nghe ầm ầm”; “Trong lưng chẳng có một đồng, lời nói như rồng chúng chẳng thèm nghe”; “Miệng nhà quan có gang có thép”… Điều này cũng dễ hiểu vì cái logic đó đa phần là cái logic của những người nông dân thấp cổ bé miệng ngày xưa. Thân phận họ như “con ong, cái kiến” và lời nói bị xem nhẹ như vỏ trấu, rơm khô.
Một số yêu cầu trong ngôn ngữ giao tiếp
Từ việc chỉ ra giá trị của ngôn ngữ, mối quan hệ giữa ngôn ngữ với lời nói cá nhân, tục ngữ đã khái quát nên một số yêu cầu thiết thực.
Đầu tiên là sự ngắn gọn khi giao tiếp. Tục ngữ có câu: “Ăn bớt bát, nói bớt lời”. Một trong những nguyên nhân về việc sử dụng lời nói không đạt hiệu quả cao là do nói nhiều mà lượng thông tin không được bao nhiêu. Và hơn thế nữa, hậu quả của sự nói nhiều là bộc lộ những sai sót có thể có: “Ăn lắm thì hết miếng ngon, nói lắm thì hết lời khôn hoá rồ”; “Năng ăn hay đói, năng nói hay lầm”; “Hương năng thắp năng khói, người năng nói năng lỗi”… Cái gì quá mức độ cũng không hay, do đó cần phải biết điều tiết: “Rượu nhạt uống lắm cũng say, người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm“. Cái logic ở đây là đòi hỏi cao về lượng thông tin chứ không phải là độ dài lời nói. Chính xác hơn, tục ngữ đòi hỏi có một mối quan hệ phù hợp giữa lượng và chất. Một văn bản dài nhưng nếu thông tin phong phú, không thừa từ, thừa ý vẫn là một văn bản đạt được tính ngắn gọn. Một phát ngôn vẫn bị coi là dông dài nếu diễn đạt theo kiểu “dây cà ra dây muống“. Người xưa quan niệm, nói nhiều chưa chắc là người có hiểu biết mà đôi khi là do “thùng rỗng kêu to”. Tục ngữ Nga có câu: “Nói ít đi thì sẽ thông minh hơn“. Tục ngữ Việt không thiếu những câu thể hiện điều này:”Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người dại nửa mừng nửa lo”; “Người khôn nói ít làm nhiều, không như người dại lắm điều rườm tai”; “Khôn ngoan chẳng lọ nói nhiều, người khôn mới nói nửa điều đã khôn”…
Để đạt được yêu cầu trên, khi nói năng cần phải suy nghĩ. Rõ ràng, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thiếu sót, non kém trong vận dụng ngôn ngữ là do không cân nhắc, lựa chọn ngôn từ để vận dụng phù hợp trong từng cảnh huống giao tiếp cụ thể. Điều này đã được nhân dân ta khái quát trong câu: “Ăn có nhai, nói có nghĩ”. Một sự so sánh rất bình dân, mộc mạc nhưng cũng rất thâm thuý. Đấy có thể coi như là quy luật tất yếu. Con người không thể sống nếu không ăn và cũng khó thể tồn tại và phát triển nếu thiếu sự giao tiếp. Trong quá trình thực hiện các hành động này, nếu nhai không tốt, nghĩ chưa sâu thì đều có thể dẫn đến kết quả xấu. Để nhấn mạnh điều này, tục ngữ Việt đã nêu lên những hậu quả khôn lường khi nói năng thiếu nghĩ suy bằng những so sánh giàu hình tượng: “Sẩy chân còn hơn sẩy miệng”; “Vạ ở miệng mà ra, bệnh qua miệng mà vào”; “Vạ tay không hay bằng vạ mồm“…Triết lí này dẫn đến một yêu cầu thứ ba khi vận dụng ngôn ngữ. Đó là cần chú ý lựa lời khi nói năng.
Các phương tiện ngôn ngữ ở tất cả các cấp độ (ngữ âm, từ vựng, cú pháp) luôn tồn tại những hình thức biểu đạt cùng nghĩa. Mỗi hình thức biểu đạt cùng nghĩa như thế phù hợp với từng điều kiện giao tiếp cụ thể. Do đó, việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ là một thao tác tự nhiên, tất yếu khách quan. Có lựa chọn tốt thì mới có thể tạo ra một lời nói tốt. Phong cách học hiện đại đã chỉ ra cụ thể những thao tác lựa chọn, quy luật lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ nhằm tạo ra các phát ngôn đạt hiệu quả giao tiếp cao. Tuy nhiên, vốn ngôn ngữ dồi dào (tiền đề khách quan cho sự lựa chọn) cùng với việc nắm vững quy luật, thao tác lựa chọn vẫn chưa đủ. Giữa lí thuyết trong sách vở với thực tế sống động trong việc vận dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày vẫn có một khoảng cách và bị chi phối rất lớn bởi cá nhân người nói. Khi tranh luận, phê bình, chỉ trích, do không nén nổi bức xúc, đôi khi chúng ta dùng những từ khiếm nhã, nặng nề cho hả giận, đã tức. Điều này có lẽ ai cũng từng trải nghiệm và chắc chắn sẽ còn gặp phải. Giá trị đích thực của hoạt động ngôn giao không chỉ là thông tin mà còn là để con người gần nhau, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau. Lấy tình cảm làm nguyên tắc lựa lời là văn hoá ứng xử, giao tiếp của người Việt Nam: “Chim khôn chưa bắt đã bay, người khôn chưa nói dang tay đỡ lời”; “Chim khôn ai nỡ bắn, người khôn ai nỡ nói nặng”; “Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi, người khôn ai nỡ nặng lời đến ai”; “Người khôn ai nỡ roi đòn, một lời nói nhẹ hãy còn đắng cay”; “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau“. Lời khuyên này có lẽ không bao giờ cũ, không bao giờ thừa với tất cả mọi người.
Nói chuyện với bố mẹ nên ra sao? Khi dạy con cần tông giọng gì? Đối với chồng về muộn thì vợ nên nói gì? Tất cả sẽ được giới thiệu trong Khóa học lý thuyết Làm chủ giọng nói được hướng dẫn bởi HLV Trần Thị Minh Hải – chuyên gia trong việc đào tạo Kỹ năng giao tiếp ứng xử và chăm sóc khách hàng, người thay đổi giọng nói của mình và có 5 năm kinh nghiệm trong huấn luyện giọng nói và làm chủ giọng nói đến từ I Love My Voice.
(Sưu tầm)
Bạn đang đọc nội dung bài viết 5 Đoạn Hội Thoại Học Giao Tiếp Trong How I Met Your Mother trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!