Đề Xuất 3/2023 # 10 Điều Bạn Cần Biết Về 47 Ronin # Top 12 Like | Altimofoundation.com

Đề Xuất 3/2023 # 10 Điều Bạn Cần Biết Về 47 Ronin # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 10 Điều Bạn Cần Biết Về 47 Ronin mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đạo diễn 47 Ronin miêu tả bộ phim này là “Kurosawa dùng chất kích thích.”

1. Ronin là gì?

Nói đơn giản thì một Ronin là một samurai không có người lãnh đạo. 47 Ronin kể về một câu chuyện nổi tiếng của Nhật Bản. Được cho là truyền thuyết, nhưng câu chuyện dựa theo những sự kiện có thật diễn ra vào đầu thế kỷ 18. Chuyện kể về một nhóm samurai muốn báo thù cho cái chết của người dứng đầu nhóm họ, để lấy lại danh dự trước khi tự sát theo quy tục đạo sĩ Bushidō. Đây còn là một ngày lễ ở Nhật Bản và đã nhiều lần được chuyển thể thành phim truyền hình và điện ảnh.

Giờ đây, đạo diễn Carl Rinsch rất hiểu sức ép với việc chuyển thể một câu chuyện như thế này. “Khi tìm hiểu lần đầu, tôi đã nghĩ, đây là một câu chuyện mang tính thiêng liêng, tôi không muốn hạ thấp nó, không muốn làm hỏng một phần lịch sử vẻ vang của cả một đất nước. Nhưng rồi tôi cũng nhận ra, một phần hay của làm phim cũng là quá trình biến câu chuyện thành của riêng mình.”

2. Chūshingura là gì?

Trong đoàn làm phim, có hai từ được dùng tương đương nhau: Ronin và Chūshingura. Nhưng có sự khác biệt khá quan trọng giữa hai từ này. Ronin là câu chuyện gốc – nhóm Ronin lang thang báo thù, nhưng Chūshingura chỉ cách câu chuyện được kể lại. Khái niệm này hơi giống Shakespeare, câu chuyện có thể được kể theo nhiều cách khác nhau, những chi tiết nhỏ thay đổi, bối cảnh thay đổi, miễn là những yếu tố chủ chốt vẫn được giữ nguyên.

Kuranosuke Ôishi (Hiroyuki Sanada đóng)

Rinsch rõ ràng đang biến câu chuyện thành của riêng mình. Đây không chỉ là một bộ phim kể lại huyền thoại này, mà là một cách chuyển thể đầy tham vọng của Hollywood, cho thêm các yếu tố giả tưởng vào câu chuyện. Rinsch cũng kết hợp nhiều yếu tố phương Tây – như nhân vật Kai của Keanu Reeve – để cho bộ phim dễ tiếp cận khán giả toàn cầu hơn.

3. Truyền thuyết phương Đông còn hấp dẫn hơn truyện của Marvel

Việc kết hợp các yếu tố giả tưởng vào 47 Ronin là một phần lớn của bộ phim này, và tồn tại từ những bản kịch bản đầu tiên.

Nhưng làm thế nào để biến câu chuyện về samurai thành một bộ phim giả tưởng quy mô lớn? Nếu nhìn những phác thảo nháp của bộ phim, rõ ràng các nhà làm phim đã suy nghĩ nhiều về vấn đề này từ đầu.

“Tôi muốn tìm những nhân vật giả tưởng tôi ít biết đến,” Rinsch cho biết. “Tôi biết có loại bia tên Kirin (kỳ lân) nhưng không hề tưởng tượng được con kỳ lân trông như thế này hay võ sĩ Tengu là gì. Tôi không biết chiến binh Tengu là gì, và càng tìm hiểu, tôi càng thấy những truyền thuyết của Nhật Bản có nhiều nhân vật hấp dẫn hơn bất cứ câu chuyện nào mà Marvel có thể tạo ra.”

“Vì thế tôi đã lên ý tưởng, mình có thể làm một bộ phim hoàn toàn mới. Phiên bản 47 Ronin của chúng tôi, câu chuyện Chūshingura của chúng tôi sẽ là một trang sử thi về samurai giả tưởng.”

Phong cách làm phim hơi theo hướng Lord of the Rings hay ngay cả Pan’s Labyrinth – đen tối nhưng vẫn đầy sức mạnh thiên nhiên, bám lấy nền văn hóa gốc. Ví dụ, một trong những cảnh ở đầu phim là một cuộc săn kỳ lân. Nhưng như trailer phim cho biết, 47 Ronin còn khai thác nhiều sinh vật huyền bí phương Đông khác nữa, tạo ra những hình ảnh chưa bao giờ xuất hiện trên phim Hollywood.

Liệu phim có thể vượt qua Marvel? Đó là một lời khoác lác khá lớn – nhưng chắc hẳn chúng ta sẽ có nhiều hình ảnh mới mẻ trong phim này.

4. Lợi dụng tất cả các công cụ

Từ trailer đầu tiên, rõ ràng là bộ phm kết hợp các cảnh quay trên địa điểm thật, kỹ xảo hình ảnh và hiệu ứng đặc biệt để tạo nên thế giới giả tưởng của mình. Đây là một sự kết hợp tinh kế và không chỉ phụ thuộc vào màn xanh. Ở bãi sau của phim trường Shepperton, họ dựng lên những ngôi làng và cung điện Nhật Bản thời phong kiến, và tất cả được tô điểm trong phần hậu kỳ. Trong quá trình làm phim, họ muốn tận dụng tất cả công nghệ có được.

“Thay vì làm phim như 300 để trông giống như quay phim trước màn xanh,” đạo diễn Rinsch nói, “chúng tôi đã kết hợp tất cả. Chúng tôi sẽ không chỉ làm phim với kỹ xảo và cũng không làm một bộ phim cổ trang đơn thuần. Chúng tôi dựng phông cảnh lớn, trang phục rực rỡ, những cảnh hành động hoành trang và đưa tất cả lên tầm cao hơn với kỹ xảo hình ảnh, những nhân vật đồ họa. Bạn sẽ không phân biệt được đâu là thật đâu là giả.”

Rinsch còn tỏ ra lo sợ một số cảnh dựng thật sẽ bị khán giả nhầm là không thực, vì quy mô của chúng quá lớn khi kết hợp với công nghệ 3D. “Có một số cảnh, khi xem, chúng tôi sợ khán giả sẽ không tin chúng tôi dựng những bối cảnh này thật, và sẽ cho rằng đây đều là màn xanh hết.”

Trang phục là một yếu tố làm bộ phim sống động hơn

5. Phim sẽ khác truyền thuyết gốc

Nếu bạn là một học giả về lịch sử Nhật Bản, bạn chắc sẽ không thể chấp nhận nhân vật của Keanu Reeves. Không có ý đánh giá diễn xuất của anh gì cả, nhưng việc nhân vật của anh tồn tại – một Kai với dòng máu – là sự xuyên tạc rõ ràng. Nhưng anh là một nhân vật quan trọng, cho phép khán giả quốc tế nhìn qua ống kính của anh, vào một thế giới rất mới mẻ.

Đây cũng là một vấn đề được bộ phim đối mặt từ đầu. “Tôi bị cuốn hút bởi một nhân vật đứng ngoài lề,” Reeves thừa nhận. “Anh sống trong xã hội đó nhưng phần nào cũng là người ngoài, dù anh muốn đắm mình vào đó, muốn chiến đấu vì những giá trị đó.”

Nhưng Reeves không chỉ đóng vai một anh chàng người Mỹ ở nước ngoài. “Đây không phải vấn đề chủng tộc. Ta đang nói tới khái niệm người ngoài hơn.”

“Bạn xem phim qua góc nhìn của Kai, nhưng phần nào cũng là qua góc nhìn của nhà làm phim. Tôi không biết khái niệm danh dự và trả thù này có xa lạ quá với khán gia phương tây hay không. Tôi nghĩ một số yếu tố hoạt động trong một nhóm có thể lạ lùng, nhưng tôi không chắc. Còn về những quy định như phải cúi chào đến đâu, có thể khiến mọi người cảm thấy khó hiểu.”

6. Keanu Reeves rất thích 3D

Bầu trời là cảnh thật, không phải kỹ xảo đâu

Khi người viết đến thăm phim trường vào tháng 6/2011, 3D vẫn là một khái niệm mới mẻ ở Hollywood. Giờ đây nó được sử dụng rộng rãi hơn. Chúng ta thấy nhiều phim bom tấn dùng định dạng này, và cả những phim nghệ thuật như Hugo nữa. Trên phim trường đã có nhiều kế hoạch đưa định dạng để khiến 47 Ronin sống trên màn hình. Họ không muốn tạo ấn tượng theo kiểu rồng bay ra khỏi màn hình, mà muốn khiến bộ phim có không khí sân khấu.

“Tôi rất thích định dạng 3D,” Reeves nói. “Tôi có nghe Carl nói một chút về máy quay cần dùng và sự khác biệt với việc quay bình thường… Khi nói tới 3D thường người ta nghĩ tới các thứ nhảy ra khỏi màn ảnh, nhưng thật ra bạn lại có khoảng chìm – họ gọi là thế, tức là phong cảnh – và mọi thứ diễn ra trong khoảng nổi, tức là khoảng không của khán giả.”

“Bạn có thể có hình ảnh nổi lên, nhưng hình ảnh cũng phải có chiều sâu. Khi xem bạn phải cảm nhận được chiều sâu hình ảnh đó và bước vào câu chuyện đó. Như thế cũng giống như bước lên sân khấu nơi diễn viên diễn. Tôi mong chờ những sáng tạo sau này về cách sử dụng 3D.”

7. Võ sĩ đạo là yếu tố quan trọng nhưng khó giải thích

Võ sĩ đạo là các quy tắc đạo đức của các võ sĩ (samurai), một yếu tố quan trọng giúp khán giả hiểu được những gì thúc đẩy hành động của nhóm Ronin. Nhưng đối với khán giả phương tây, đây là một khái niệm khó giải thích. Nó nằm sâu trong một nền văn hóa hoàn toàn khác.

“Tôi cũng không chắc mình có thể hiểu võ sĩ đạo một cách rõ ràng,” Reeves thừa nhận. Dần dần anh cũng tìm hiểu thêm, sau khi làm việc với các bạn diễn người Nhật.

Đạo diễn Carl Rinsch cùng diễn viên Keanu Reeves

Nhưng đạo diễn Carl Rinsch phải đắm mình vào những quy tắc này một cách sâu sắc hơn vì khái niệm này ở trung tâm câu chuyện. Tại sao phải đi trả thù cho người lãnh đạo của mình để giữ danh dự cho ông ta? Khái niệm này với người phương tây thực sự khó hiểu, vì họ luôn nhìn những người ở các vị trí quyền lực với ánh mắt ngờ vực và đa nghi.

“Chúa của tôi bị giết và tôi đi báo thù,” đạo diễn giải thích. “Làm thế nào để tôi tự giải thích khái niệm này cho bản thân? Là người phương Tây, chúng ta bầu cử cho người lãnh đạo và đến lúc đó ta cũng chẳng còn tin tưởng được họ. Nếu họ bị ám sát thì thôi, chúng ta đi bầu người khác thế vào. Chúng ta luôn có cái nhìn đa nghi với quyền lực. Vì thế, khái niệm rằng khi người nắm quyền chết tức là mọi thứ đang chực sụp đổ, và chúng ta phải hy sinh tất cả vì báo thù, vì danh dự của họ, đó là điều khó hiểu. Tôi phải chuyển sang tự hỏi bản thân, nếu người bị giết là cha tôi thì sao? Tôi sẽ làm gì? Bạn có thể đánh đổi những gì để báo thù cho cha mình?”

Bí quyết làm nên thành công của bộ phim là các nhà làm phim chuyển tải những khái niệm này có tinh tế hay không.

8. Đây cũng là một câu chuyện tình

Đây không chỉ là một bộ phim về báo thù khát máu. 47 Ronin còn là một câu chuyện tình, giữa Kai và Mika.

“Khi còn bé, tôi gặp công chúa. Giữa hai chúng tôi có một mối quan hệ gần như mối tình đơn phương. Chúng tôi không thể đến bên nhau.”

9. Keanu Reeves dùng kiếm khá cừ nhưng không bằng Hiroyuki Sanada Là một phim về samurai, kiếm là vũ khí thông dụng và Reeves cũng trở nên khá thành thạo.

“Năm ngoái tôi mới bắt đầu luyện kiếm katana,” Reeves nói.

“Nhưng Hiroyuki Sanada rất tuyệt với cây kiếm này. Tôi còn nhớ có lần chúng tôi thử máy quay và tôi hỏi anh ấy đã đóng bao nhiêu phim samurai rồi. ‘Hai mươi.’ ‘Thế à.’ Sau này khi tôi hỏi anh ấy đóng bao nhiêu phim samurai thì anh ấy lại bảo là 30.”

Ai sẽ thắng cuộc?

10. Không có cái kết có hậu… ít nhất là không nên thế

Cái kết câu chuyện 47 Ronin khá nổi tiếng.

Sau khi báo thù, các Ronin tự sát theo quy tắc võ sĩ đạo. Nhưng Rinsch phải làm thế nào khi ở Hollywood họ luôn muốn các phim mới phải có khả năng được biến thành phim nhiều phần?

Rinsch kiên quyết rằng bộ phim sẽ bám sát nguyên tác về cái kết. “Bạn không thể có cái kết nào khác,” Rinsch nói. “Nhưng thế sẽ là làm mất cái hồn của cả câu chuyện. Bạn không thể phản bội quy tắc chính cảu câu chuyện. Không thể bảo là, thôi họ sẽ không chết nữa, báo thù xong rồi thì đi nghỉ, để đấy để còn có phần hai, có thể trong phần hai họ mới chết. Không thể làm thế được. Vì thế, tôi cho rằng cái kết này là cái kết can đảm từ phía Universal.”

Nhưng khán giả phương Tây có hiểu được không? Khái niệm tự sát vì danh dự có làm thỏa mãn được họ trong một phim bom tấn?

“Vấn đề với phim của Hollywood là chúng ta không có vấn đề gì với việc giết người. Butch Cassidy and the Sundance Kid, chẳng sao cả. Cả Thelma and Louise, không sao. Nhưng chúng ta giết người trong trạng thái chống đối, thách thức. Nhân vật bước vào một cơn mưa đạn để chứng minh điều gì đó. Tuyệt! Nhưng một cái chết nghiêm trang, đây là công lý, tôi đã giết người và thay vì vui mừng, tôi phải trả giá. Tôi nghĩ, ít nhất với bản thân tôi, tôi thấy khó chấp nhận. Nhưng tôi nghĩ vì thế chúng tôi sẽ thành công với khái niệm này.”

Chúng ta sẽ không phải đợi lâu để biết xem Rinsch có thực sự thành công không. 47 Ronin ra rạp vào dịp Giáng sinh 2013.

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com

Nguồn: IGN

Những Điều Cần Biết Về “Sám Hối” Trong Đạo Phật

Khi chúng ta muốn được trong sạch, thảnh thơi, muốn trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ nhàng, thư thái, thì tất nhiên chúng ta phải tìm phương pháp để trừ cho hết bụi bặm, tẩy trừ cho hết tội lỗi. Trong Đạo Phật, phương pháp tẩy trừ ấy gọi là sám hối.

Thật thế, cõi đời này đã được gọi là cõi trần, thì làm sao trong sạch được? Người ta thường nói “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” vậy thì ở trong bụi tất phải lấm bụi.

Bụi đời đã lâu đời lâu kiếp phủ lên thân, lên đầu chúng ta, vào trong buồng gan, lá phổi của chúng ta. Nó làm cho chúng ta mờ mắt không thấy được đường chánh; nó làm cho chúng ta đục lòng, không thấy được chân tâm.

Nếu chúng ta muốn sống mãi trong cảnh bụi nhơ, muốn đắm mình trong tội lỗi, thì không nói làm gì. Nhưng khi chúng ta đã muốn được trong sạch thảnh thơi, muốn trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ nhàng, thư thái, thì tất nhiên chúng ta phải tìm phương pháp để trừ cho hết buị bặm, tẩy trừ cho hết tội lỗi. Trong Đạo Phật, phương pháp tẩy trừ ấy gọi là “sám hối”.

Nên hiểu sám hối như thế nào cho đúng?

Chữ “Sám”, tiếng Phạn gọi là Samma; Tàu dịch là “Hối quả”. Kinh nói: “Sám giả sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối kỳ hậu quá”. Nghĩa là, Sám là ăn năn lỗi trước, còn Hối là chừa bỏ lỗi sau.

Nếu dùng một chữ Sám hay một chữ Hối không thì chưa đủ ý nghĩa, nên các Tổ xưa ghép hai chữ lại thành danh từ “Sám hối”, dịch theo tiếng Việt là “ăn năn chừa lỗi”. Như thế trong chữ Sám hối có hàm nghĩa ăn năn, hối hận vì những lỗi lầm trong quá khứ, bất luận là lâu mau và bây giờ cho đến về sau, mình nguyện là không tái phạm nữa. Nếu biết lỗi cũ là bậy, bây giờ mình xin chuộc lỗi, mà sau nầy vẫn còn làm lại thì không phải là đúng nghĩa Sám hối trong Đạo Phật.

Những cách sám hối nên biết Sám hối sai lầm

Người thế gian, khi có tội lỗi với ông bà, làng nước, thường dùng trầu rượu, hay heo gà, tiền bạc để tạ tội, xin lỗi. Có khi người ta lại dùng hình thức “đoái công chuộc tội”, như khi phạm tội với triều đình hay trong quân ngũ chẳng hạn.

Hình thức lấy công chuộc tội cũng có chỗ hay, nhưng chưa hoàn hảo và còn thô thiển. Nó chỉ áp dụng để đối phó với bên ngoài, chứ bên trong trường hợp những tội lỗi xảy ra trong nội tâm của chúng ta, những tội lỗi rất vi tế, rất sâu xa thì khó có thể mà áp dụng được hình thức nói trên.

Trong các ngoại đạo, người ta cũng có dùng nhiều hình thức chuộc tội: như có đạo dùng máu thú vật để xin rửa tội với thần linh; có đạo chủ trương xuống tắm ở những sông, suối mà người ta cho là linh thiêng thì hết tội; có đạo lại đem phẩm vật để xin Thánh Thần xá tội; có đạo lại chủ trương khổ hạnh, ép xác như đánh đập thân mình, nhịn đói khát, chịu nóng rét, nằm gai nếm mật để được giải thoát tội lỗi.

Thế nhưng những cách chuộc tội như thế đều sai lầm hết. Tội lỗi thuộc về tâm lý, không có hình tướng. Vậy thì làm sao có thể lấy vật chất như nước, máu huyết, phẩm vật hay xác thân để làm sạch tội được?

Sám hối chân chính

Đức Phật dạy rằng tội lỗi do tâm của người tạo ra, không ai có quyền thưởng phạt được. Kẻ gieo giống xấu thì ăn trái dở, người trồng giống quý thì hưởng quả ngon. Tội lỗi đã từ tâm tạo thì cũng phải từ tâm mà sám. Lời nói thật rõ ràng, chí lý, hợp với thực nghiệm. Vậy chúng ta muốn hết tội, phải y theo những pháp Sám hối chân chánh của Đạo phật mà thực hành.

Trong Đạo Phật, có 4 pháp sám hối sau đây, có pháp thuộc về sự, có pháp thuộc về lý:

Tác pháp sám hối: Pháp sám hối này thuộc về sự, phải lập giới đàn và thỉnh thanh tịnh Tăng chứng minh, nên gọi là tác pháp. Khi vào giới tràng, mình phải thành thật tỏ bày tội lỗi một cách thành khẩn, chí tâm ăn năn và nguyện về sau không tái phạm nữa. Một lòng thành kính sám hối như vậy, khi giới thể được thanh tịnh, tức là hết tội.

Thủ tướng sám hối: Pháp này thuộc về sự và khó hơn pháp trước. Phật chế pháp này, là sám hối thuộc quán tưởng, cho những người tu hành có trình độ cao, hoặc ở cỗ không có Tăng, hay có nhưng không được thanh tịnh.

Muốn tu pháp này, hành giả phải đến trước Tượng Phật hay Bồ tát, thành tâm lễ bái, trình bày những tội lỗi đã phạm, và nguyện ăn năn chừa bỏ. Làm như thế từ 1 ngày, 3 ngày, 7 ngày, 49 ngày, và mãi mãi đến khi nào thấy được hảo tướng: như thấy hào quang, hoa sen báu, thấy Phật, Bồ tát đến xoa đầu v.v… thì mới thôi.

Hồng danh sám hối: Pháp sám hối này cũng thuộc về sự, do Ngài Bất Động Pháp Sư đời nhà Tống bên Trung Hoa soạn ra. Ngài rút 53 danh hiệu Phật trong Kinh “Ngũ Thập Tam Phật” tức là từ Đức Phật Phổ Quang cho đến Đức Phật Nhất Thế Pháp Tràng Mãn Vương và rút 35 hiệu Phật trong Kinh “Quán Dược Vương, Dược Thượng”, với Pháp thân Đức Phật A-Di-Đà, sau thêm vào kệ Phổ Hiền Đại Nguyện thành nghi thức sám hối này, tổng cộng là 108 lạy, để ám chỉ trừ 108 phiền não.

Nghi thức sám hối này, nếu ai chí thành kính lễ, thì sẽ diệt trừ được những phiền não và tội lỗi đã tạo, trong đời hiện tại cũng như nhiều đời quá khứ. Đức Phật Tỳ-Bà-Thi nói: “Nếu chúng sanh nào nghe danh hiệu 53 vị Phật này, thì trăm ngàn ức kiếp không đọa vào ba đường ác”.

Đức Phật Thích Ca nói: “Thuở xưa, đời Phật Diệu Quang, ta đi tu nhằm đời mạt pháp, nhờ được nghe danh hiệu 53 vị Phật này và thành tâm lễ bái mà tránh khỏi những đau khổ trong đường sanh tử luân hồi nhiều kiếp”. Còn 35 danh hiệu Phật sau, từ Đức Phật Thích Ca cho đến Đức Phật Bửu-Liên-Hoa Thiện-Trụ-Ta-La-Thọ Vương thì trong Kinh Bửu-Tích nói: “Nếu tất cả chúng sanh, hoặc phạm tội ngũ nghịch hay thập ác, đến muôn kiếp không thể sám hối, chỉ xưng danh hiệu 35 vị Phật này và lễ bái thì bao nhiêu tội chướng đều tiêu trừ”.

Hồng danh của Chư Phật có công đức không thể nghĩ bàn như vậy nên Ngài Bất Động Pháp sư mới soạn ra để làm nghi thức sám hối. Pháp hồng danh sám hối hiện nay hầu hết các chùa đều thực hành theo. Về sau Ngài Từ Vân Pháp sư vì những người yếu đuối hoặc không quen lạy nhiều, nên đã soạn ra một nghi thức sám hối, rất gọn dễ và đầy đủ ý nghĩa, cũng gọi là pháp tiểu sám hối, để cho Phật tử hằng ngày có thể sám hối tội lỗi của mình.

Vô sanh sám hối: Pháp này thuộc về lý sám hối, rất cao và khó, bậc thượng căn mới có thể thực hành được

– QUÁN TÂM VÔ SANH: Nghĩa là quan sát tự tâm mình hiện tiền không sanh. Như trong Kinh Kim-Cang nói: “Tâm quá khứ không thể được, tâm hiện tại chẳng có, tâm vị lai cũng không”. Quán trong ba thời gian đều không có tâm thì vọng niệm không từ đâu mà có, nếu vọng niệm không có thì các tội lỗi cũng không. Kinh nói: “Tội từ nơi tâm sanh mà cũng từ nơi tâm diệt. Nếu tâm này không sanh thì tội cũng chẳng còn, thế mới thật là sám hối”.

– QUÁN PHÁP VÔ SANH: Nghĩa là quan sát thật tướng (chân tánh) của các pháp không sanh. Chữ “thật tướng”, nghĩa là cái tướng ấy không sanh không diệt, không hư dối; từ xưa đến nay nó vẫn thường như thế, không bị thời gian thay đổi, hay không gian chuyển dời, suốt xưa thấu nay, nên gọi là thật tướng (Tướng chân thật). Nó cũng có tên là chân như hay chân tâm… Khi nhận được thật tướng rồi thì các gỉa tướng đều không còn. Lúc bấy giờ những tội lỗi (giả tướng) kia không còn gá nương vào đâu mà tồn tại. Trong Kinh Quán Phổ Hiền có chép: “Muốn sám hối, phải quán thật tướng của các pháp thì tội mới hoàn toàn tiêu diệt”.

Phát triển hạnh lành mời để tiêu trừ tội Lỗi Cũ

Làm lễ sám hối xong, phải phát triển những hạnh lành cho nhiều, để tiêu trừ những tội lỗi cũ.

Những tội lỗi xưa của chúng ta rất nhiều, có thể nói là vô số. Sự sống của chúng ta tiếp nối liên lạc với nhau từ đời nọ đến đời kia, như một xâu chuỗi dài vô tận. Rồi cứ trong mỗi đời, từ sanh đến tử, từ tử đến sanh, chúng ta cứ tạo thêm tội mãi. Từ cái tệ này bắt qua cái dở khác, rồi từ cái lỗi nhỏ đi đến cái tội lớn, cái đà ấy cứ tăng tiến mãi tạo thành một sức mạnh gọi là nghiệp lực, dắt dẫn chúng ta vào đường khổ não, mê lầm, tức là dòng sanh tử mà chúng ta đang thọ vậy. Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phổ Hiền Bồ tát có nói: “Nếu tội lỗi chúng sanh có hình tướng thì tất cả hư không cũng không chứa hết”. Thật thế, tội lỗi của chúng sanh chất chồng từ muôn vạn kiếp và truyền nối qua thời gian, bỡi di truyền, phong tục, thói quen v.v …

Chẳng hạn như tánh tham, chúng ta mới sanh, nào có ai dạy cho chúng ta đâu, thế mà chúng ta vẫn biết! Cũng không ai bảo chúng ta giận hờn, vậy mà gặp điều gì trái ý, là chúng ta cau có, rồi la lối liền. Những tánh xấu ấy có một lần với thân và rất sâu sắc, khó dứt trừ. Trong Kinh gọi chúng nó là “câu sanh phiền não”, hay “bổn hữu chủng tử”, nghĩa là những hạt giống có từ lâu. Những hạt giống xấu này lại còn làm duyên sanh ra các tội lỗi khác, mà trong Kinh luận gọi là “phân biệt phiền não” hay “thỉ khởi chủng tử”, nghĩa là hạt giống mới nhiễm do ảnh hưởng thời đại, tập quán, phong tục chi phối. “Phân biệt phiền não thì có thể dễ trừ, nhưng “câu sanh phiền não” rất khó trừ. Chúng như cỏ cú, đâm sâu gốc rễ rất xa; nếu người làm vườn khinh thường nó thì không dễ gì dọn đất sạch cỏ.

Cho nên chúng ta không nên sám hối lấy lệ, lấy có được. Chúng ta phải làm sao cho: Những tánh xấu kia yếu bớt dần dần, do sức mạnh của lòng thành khẩn và chí cương quyết; Rồi dứt tuyệt các tính xấu không cho chúng tái sanh; Muốn dứt tuyệt chúng mà nếu không có phương pháp thích hợp thì chẳng khác gì lấy đá đè cỏ.

Phương pháp thích hợp trong sự sám hối là: Phát triển hạnh lành, để tiêu trừ tội lỗi cũ

Trong lòng mỗi chúng ta không phải toàn chứa đựng những tánh xấu xa. Nếu tánh xấu đã có từ muôn đời thì tánh tốt cũng đã có từ vô thuỷ. Chúng ta mỗi người đều có Phật tánh là cái mầm của muôn hạnh lành, cái mầm ấy đã bị chôn vùi dưới bao lớp dục vọng, si mê. Bây giờ muốn tiêu trừ dục vọng thì chúng ta phải tạo điều kiện, cho cái mầm Phật tánh trổ lá, lên hoa, kết trái Bồ đề. Điều kiện làm cho mầm Bồ đề phát triển là những hạnh lành như: Từ bi, Hỉxả, Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn v.v… Nếu chúng ta phát triển những tính tốt ấy, tất nhiên những tánh xấu không có đất để mọc lên nữa.

Trong các pháp sám hối của Đạo Phật, mặc dù có lạy, có quỳ, có lễ bái nhưng không phải để cầu cạnh, van xin được tha tội đâu. Trong cái lạy, cái quỳ ấy, có chứa không biết bao nhiêu ý nghĩa và ích lợi. Vẫn biết lạy và quỳ, nhất là trong pháp Hồng danh sám hối, thật là hao hơi, mệt xác nhưng trong cái mệt xác thân, có cái vui tinh thần, trong cái sự tướng bên ngoài có hàm cái ý nghĩa bên trong. Thật vậy, tuy có lạy nhiều, niệm lâu, nhưng vẫn không ra ngoài những mục đích sau:

1. Tìm cách thiết thực làm cho tâm tánh con người được trong sạch, hết sự lỗi lầm ở trong đời hiện tại mà cũng tiêu trừ những tội ác trong những đời quá khứ

2. Tìm cách phát triển những hạnh cao cả, noi theo những gương mẫu sáng suốt của các bậc Thánh hiền

Tóm lại, các pháp sám hối của Đạo Phật, nếu thực hành một cách đứng đắn, sẽ đem lại những kết quả quí báu sau đây:

– Làm phát triển lòng thành thật

– Trau dồi đức tánh cương quyết trong sự diệt trừ tánh xấu

– Dứt được tội, sanh phước

– Mau thắng đến chỗ giải thoát an vui

Nhờ pháp sám hối của Đạo Phật, con người có thể cải hóa lòng mình tốt đẹp hơn. Nhờ pháp sám hối, con người có thể làm cho đời sống cá nhân được hạnh phúc và đời sống xã hội được hòa bình, an lạc.

Thanh Tâm

10 Điều “Chuẩn Không Cần Chỉnh” Nói Về Người Thanh Hoá

Cầu Hàm Rồng không chỉ là niềm tự hào của người con xứ Thanh mà còn là niềm kiêu hãnh của người dân Việt Nam bởi những trận chiến đấu oanh liệt vào ngày 3-4/4/1965 đã đi vào lịch sử như một huyền thoại.

Thanh Hoá ở Bắc Trung Bộ, điểm cực Bắc của Thanh Hoá cách thủ đô Hà Nội 150 km. Phía Tây Thanh Hóa giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, với chiều dài đường biên giới 192 km chạy qua những vùng núi cao hiểm trở.

Cầu Hàm Rồng không chỉ là niềm tự hào của người con xứ Thanh mà còn là niềm kiêu hãnh của người dân Việt Nam bởi những trận chiến đấu oanh liệt vào ngày 3-4/4/1965 đã đi vào lịch sử như một huyền thoại.

Thanh Hoá là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống văn hoá lâu đời, phong phú và đa dạng. Qua quá trình vật lộn với thiên nhiên để sinh tồn và phát triển, người xứ Thanh đã tạo cho mình sắc thái văn hóa riêng biệt, thể hiện qua một khối lượng di sản hết sức phong phú và đa dạng

Và đặc biệt, Thanh Hóa đã được coi là cái nôi nhân tài, là “đất học” của Việt Nam.

Dưới đây là 10 điều đánh giá về con người Thanh Hoá, được ông cha ta đúc kết từ xa xưa :

1. Người Thanh Hóa rất thông minh,nhanh nhẹn người xưa thường có câu Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu, tức Thanh Hóa được xem là nơi phát tích của hầu hết các dòng họ vua, chúa Việt xưa.

2. Từ xưa Thanh Hóa đã được coi là cái nôi nhân tài, là “đất học” của Việt Nam. Con nhìn vào kỳ thi Đại học mấy năm gần đây mà coi, thủ khoa toàn xuất thân ở đây cả. Thật đáng KHÂM PHỤC!

3. Là nơi con cháu của vua chúa thời xưa hội tụ. Người xưa có câu “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ” không? Thanh Hóa là nơi phát tích của 4 triều đại phong kiến: Tiền Lê, Hậu Lê, nhà Hồ, nhà Nguyễn và hai dòng chúa là Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn.

4. Người Thanh Hóa còn cần cù, nhẫn nại. Sự kiên trì và bền bỉ của con người xứ thanh đã tạo nên những giá trị tốt đẹp nhất cho người thanh hóa, những điều đó không chỉ góp phần mạnh mẽ đã tạo nên những điều tốt đẹp và hạnh phúc nhất, sự kiên trì đó đã tạo nên những con người hoàn toàn bền bỉ và những giá trị nhất.

5. Yêu Thương Gia đình đùm bọc, che chở, bảo vệ lẫn nhau.”Tình yêu thương là sợi dây vô hình kết nối mọi người, là điều quý nhất trong cuộc sống mà con người có thể dành cho nhau.” – điều đó thật khó nhưng trai xứ thanh lại làm rất tốt.

6. Yêu nước nồng nàn. Khi có ngọai xâm sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước. Tôn thờ và quý trọng người hy sinh vì đất nước. con đã bao giờ nghe đến câu nói ‘ dân thanh hóa ăn rau má phá đường tàu chưa’ xưa kia nhân dân Hoằng Hóa còn dũng cảm phá đường tàu để ngăn chặn thực dân Pháp trở khoáng sản từ Đông Dương về nước.

7. Bởi họ sống đoàn kết lắm. Đi đâu cũng thấy Hội đồng hương Thanh Hóa, nổi trội hơn hội đồng hương nơi khác cả về số lượng cũng như chất lượng hoạt động.

8. Thanh Hoá nổi tiếng có nhiều trai xinh gái đẹp. Những cô gái thôn quê với vẻ đẹp hồn nhiên, thánh thiện.

9. Bởi không chỉ học giỏi mà con người Thanh Hóa cũng tài năng không kém! Đây là quê hương của nhiều người nổi tiếng đấy nào thì ca sĩ Anh Thơ, Trọng Tấn, đến những thế hệ trẻ như Quang Anh, Trung Quang …

10. Con người nơi đây kiên cường, bất khuất chịu gian khó từ lâu đời. Trong những năm tháng đất nước còn đói khổ, người ta phải ăn củ chuối, ăn cám lợn chứ có rau má mà ăn đã tốt. Người ta đói thì người ta ăn rau má, chứ không ăn trộm, ăn cướp, như vậy là đáng khen hay là đáng chê?

Nhưng có 1 điều đáng buồn, Cùng chung dòng máu Việt Nam “Máu đỏ da vàng” . Ấy thế mà nhiều người lại dùng hình ảnh “rau má và đường tàu” để nói xấu con người nơi đây. Nhưng “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Vàng thật không sợ lửa!”,

Những Câu Ca Dao Về Mẹ ❤️ Mà Bạn Cần Biết

4.7

/

5

(

6

bình chọn

)

CÓ THỂ BẠN CẦN

1. Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết những lời mẹ ru.

2. Đố ai đếm được lá rừng Đố ai đếm được hết từng trời cao Đố ai đếm được vì sao Đố ai đếm được công lao mẹ già.

3. Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh dài, mẹ thức đủ năm canh.

4. Nuôi con chẳng quản chi thân, Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.

XEM THÊM: STT cảm ơn Bố Mẹ ❤️ cực ý nghĩa mà Con Cái cần biết

5. Những khi trái nắng trở trời, Con đau là mẹ đứng ngồi không yên. Trọn đời vất vả triền miên, Chăm lo bát gạo vàng bạc nuôi con. 

6. Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau.

7. Ai rằng công mẹ như non, Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn.

8. Mẹ già như ánh trăng khuya, Dịu dàng soi tỏ bước đi con hiền.

9. Mẹ là dòng sữa ngọt ngào Là lời ru để con vào giấc mơ Mẹ là cả một vài thơ Là câu hát dịu ầu ơ ví dầu.

10. Trải qua thập tử nhất sinh Mẹ già sống mãi yên bình bên con.

CÓ THỂ BẠN CẦN

Status nhớ mẹ

11. Mẹ già như chuối chín cây Gió lay Mẹ rụng con thời mồ côi.

12. Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.

13. Đêm thu dưới ánh trăng vàng Ngóng về quê mẹ lệ tràn bờ mi.

XEM THÊM: Những câu nói hay về Mẹ Cha ❤️ vô cùng sâu sắc ❤️

14. Ai về tôi gởi buồng cau, Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy. Ai về tôi gởi đôi giày, Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi

15. Mẹ còn chẳng biết là may, Mẹ mất mới tiếc những ngày làm con.

16. Lặng nhìn sợi tóc như sương Vướng trên đầu lược mà thương mẹ già.

17. Đi đâu mà bỏ mẹ già Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai dâng?

XEM THÊM: STT nói về Đàn Ông tồi ✅ vô cùng THÂM THÚY ✅

18. Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi, Ngó không thấy mẹ, bùi ngùi nhớ thương.

19. Cái ngủ mày ngủ cho lâu, Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về.

20. Bao năm gian khổ héo hon, Mẹ luôn cam chịu nuôi con nên người.

CÓ THỂ BẠN CẦN

Ca dao tục ngữ về cha mẹ

21. Mẹ dạy thì con khéo, bố (cha) dạy thì con khôn.

22. Biển Đông có lúc vơi đầy

Chứ lòng cha mẹ biển trời nào dâng.

23. Đêm khuya trăng rụng xuống cầu, Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau.

XEM THÊM: Danh ngôn Đàn Ông HÈN ✅ được xem nhiều nhất ✅

24. Công cha đức mẹ cao dày, Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ. Nuôi con khó nhọc đến giờ, Trưởng thành con phải biết thờ song thân.

25. Mẹ cha gánh vác hy sinh

Mẹ cha quên cả thân mình vì con.

26. Cha một đời oằn vai gánh nặng

Mẹ một đời đôi dép lạc bàn chân.

27. Có tát cạn biển đông mới tỏ tường lòng mẹ

Không trèo qua non thái sao thấu hiểu tình cha.

XEM THÊM: Những câu nói hay về Đàn Bà ngoại tình ✅ cực thấm✅

28. Nuôi con mới biết sự tình Thầm thương cha mẹ nuôi mình hồi xưa. 

29. Cha là hoa phấn giữa đời

Thiên thu tình mẹ rạng ngời tâm con.

30. Mẹ còn là cả trời hoa, Cha còn là cả một tòa kim cương.

CÓ THỂ BẠN CẦN

Lời kết

Những câu Ca Dao về MẸ CHA mang giá trị đạo đức vô cùng to lớn, nó thức tỉnh đạo làm con trong mỗi chúng ta, nhắc nhở chúng ta về lòng hiếu thảo và công ơn biển trời của cha mẹ. Đừng chê cha mẹ áo sờn vải rách, vì họ đã dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho bạn để ôm trọn sương rét vào người. Khi còn cơ hội hãy sống đúng với đạo làm con, hãy yêu thương, trân trọng và dành thời gian bên cạnh mẹ cha vì bạn nợ họ cả sinh mệnh và cả cuộc đời!

Theo chúng tôi tổng hợp

Bạn đang đọc nội dung bài viết 10 Điều Bạn Cần Biết Về 47 Ronin trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!