Đề Xuất 6/2023 # ​Mười Lời Khuyên Cho Một Mùa Chay Thánh Thiện Nhất # Top 6 Like | Altimofoundation.com

Đề Xuất 6/2023 # ​Mười Lời Khuyên Cho Một Mùa Chay Thánh Thiện Nhất # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về ​Mười Lời Khuyên Cho Một Mùa Chay Thánh Thiện Nhất mới nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thiên Chúa không những luôn trao ban cho chúng ta cách dồi dào, mà Ngài còn ban tặng cho chúng ta mọi lúc và mọi nơi! Sự tốt lành của Ngài thể hiện phong phú nhất trong Nhiệm Thể của Ngài là Giáo Hội

  Thiên Chúa không những luôn trao ban cho chúng ta cách dồi dào, mà Ngài còn ban tặng cho chúng ta mọi lúc và mọi nơi! Sự tốt lành của Ngài thể hiện phong phú nhất trong Nhiệm Thể của Ngài là Giáo Hội và cụ thể là trong Năm Phụng vụ của Giáo Hội.   Hai dịp lễ lớn nhất của năm Phụng vụ là mùa Vọng mà đỉnh điểm là lễ Giáng sinh và mùa Chay mà cao điểm là Tuần Thánh và Chúa Giêsu Phục Sinh. Để cảm nghiệm sự viên mãn của mầu nhiệm Vượt Qua – cuộc thương khó, tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu – chúng ta phải sống với trái tim quảng đại rộng mở đón nhận tinh thần mùa Chay. Mùa Chay vừa là quà tặng vừa là mùa của ân sủng dồi dào. Tại sao chúng ta không quyết định ngay bây giờ để sống mùa Chay này với tất cả sự quảng đại rộng mở của con tim, trí óc, linh hồn, thân xác và cảm xúc? Chúng ta hãy sống bốn mươi ngày của ân sủng và phúc lành này như thể đó là mùa Chay cuối cùng trong đời ta!  Cuộc sống chúng ta rất ngắn ngủi và thời gian trôi đi thật nhanh như kim đồng hồ chẳng bao giờ  quay ngược lại.   Chúng tôi đưa ra mười thực hành đơn giản trong mùa Chay để thời gian này thật sự là mùa Chay tốt nhất trong đời ta. “Nếu hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa, đừng cứng lòng …”   1. Cầu nguyện. Thay vì như cô Matta, tại sao chúng ta không cố gắng bắt chước cô Maria ở Bêtania trong mùa Chay này. Maria đã làm gì khi Matta lo lắng và bối rối chạy tới chạy lui? Maria chỉ đơn giản là ngồi bên chân Chúa Giêsu, dán chặt mắt vào Ngài, lắng nghe cách chăm chú và trò chuyện với Ngài thật thân thiện và quý mến, và chỉ đơn giản là yêu mến Chúa Giêsu. Trong mùa Chay, sao chúng ta không thực hiện đề nghị là bắt chước cô Maria ở Bêtania để cầu nguyện nhiều hơn và tốt hơn! Lời cầu nguyện làm đẹp lòng Trái Tim Chúa Giêsu biết bao! 2. Hòa giải và hòa bình. Nếu có một vài người trong cuộc sống làm cho bạn giận dữ, oán hận, thậm chí hận thù, cay đắng với họ, thì mùa Chay là thời gian thuận lợi nhất để làm hòa. Hãy xây dựng một cây cầu [thiết lập các mối quan hệ] và phá bỏ các rào cản! Trong các bài giảng lễ hôn phối tôi thường nói với những người chuẩn bị kết hôn rằng có ba câu nói ngắn nhưng quan trọng nhất mà các cặp vợ chồng nên học thuộc là: “Anh (em) yêu em (anh)!”  “Anh (em) xin lỗi em (anh)!” và “Anh (em) tha thứ cho em (anh)!” Mùa Chay là thời gian để bỏ đi men cũ mục nát và làm mới các mối quan hệ xã hội của chúng ta!   3. Sám hối. Chúa Giêsu đã nói rõ ràng: “Nếu anh em không hối cải, anh em sẽ diệt vong”. Hãy từ bỏ một cái gì đó bạn yêu thích vì lòng mến Chúa và vì phần rỗi các linh hồn. Bằng cách nói “không” với chính mình, chúng ta sẽ dễ dàng thưa “vâng” với Chúa hơn, để Chúa hiện diện trong lòng ta! Hãy cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng để từ bỏ những gì làm Thiên Chúa hài lòng nhất!   4. Kinh Thánh, Lời của Chúa. Trong mùa Vọng và mùa Chay, Giáo Hội hết lòng khuyên nhủ chúng ta phải thật sự khao khát Lời Chúa. Để đáp lại cám dỗ đầu tiên của ma quỷ, Chúa Giêsu đã trả lời rằng: “Con người không chỉ sống nhờ cơm bánh, mà còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. Ước mong trong mùa Chay này chúng ta được thúc đẩy để suy niệm Lời Chúa mỗi ngày! Hãy sử dụng phương pháp cầu nguyện mà Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã đề nghị là Lectio Divina gồm đọc, suy niệm, chiêm niệm, cầu nguyện, và hành động – đưa vào thực hiện trong cuộc sống những hiểu biết tốt lành mà bạn đã nhận được. Điều này sẽ làm cho đời sống các bạn được thay đổi, như Thánh Phaolô khẳng định: “Tôi sống, nhưng không còn là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi”.   5. Làm việc lành phúc đức. Mùa Chay là thời gian để trao ban, đặc biệt là cho người nghèo, người bệnh tật, những người bị xã hội loại bỏ. Hãy nhớ những cử chỉ yêu thương của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với người nghèo, những cái hôn ấm áp đối với những người bị thế giới khinh chê và ruồng bỏ. “ Bất cứ điều gì anh em làm cho một trong những người bé nhỏ nhất của Ta, là anh em đã làm cho chính Ta”.   6. Thực hành ba chữ T: Thời gian (time), Tài năng (talents), Tài sản của cải (Treasures). Tiếp nối những việc lành phúc đức, tại sao không xét mình trong 3 lãnh vực bắt đầu bằng chữ T và xem mình đang ở đâu và làm thế nào có thể trao ban cho những người khác, như Chân Phước Mẹ Têrêsa nói: “Hãy trao ban cho đến khi mình bị tổn thương!”    Thời gian! Hãy trao ban thời gian của bạn cho những người khác và hãy bắt đầu trong gia đình mình vì lòng nhân ái bắt đầu từ gia đình.   Tài năng! Tất cả chúng ta đều có tài năng. Mùa Chay là thời gian để chiến thắng sự lười biếng của chúng ta và làm việc siêng năng để vun trồng tài năng mà Thiên Chúa trao ban cho chúng ta. “Thà rằng hoạt động mà suy nhược còn hơn là để chết dần chết mòn.”   Tài sản của cải! Nếu bạn có dư thừa thực phẩm, quần áo, tiền bạc và của cải vật chất, hãy cho và cho đi. Bạn đang cho Chúa Giêsu trong những người nghèo!   7. Vui mừng. Hãy vui mừng! Cố gắng thực hiện từ viết tắt J.O.Y, trong đó J (Jesus) là viết tắt chữ Chúa Giêsu; O (Others) là người khác; Y (You) – là bạn! Nếu chúng ta đặt Chúa Giêsu trước, rồi những người khác ở vị trí thứ hai và cuối cùng là bản thân mình thì chúng ta sẽ cảm nghiệm được niềm vui của Chúa Thánh Thần và niềm vui đó sẽ tràn ngập nơi những người mà chúng ta gặp gỡ!   8. Tham dự Thánh Lễ và rước lễ mỗi ngày. Cách tốt nhất để chúng ta có thể sống mùa Chay Thánh là đến gần Chúa Giêsu càng nhiều càng tốt. Trong Thánh Lễ và khi rước lễ, chúng ta không chỉ đến gần Chúa Giêsu, nhưng chúng ta thực sự tiếp nhận Ngài vào tận đáy lòng mình, cung thánh nội tâm là linh hồn chúng ta. Tuy nhiên, hãy tham dự thánh lễ và rước lễ với những ý nguyện, đặc biệt là để sửa chữa lỗi lầm và ngăn ngừa tội lỗi. Tại sao Chúa Giêsu đau khổ rất nhiều trong cuộc vượt qua cay đắng của ngài? Thánh Inhaxiô thành Loyola đã trả lời cho chúng ta với hai lý do chính sau:   1) Để cho chúng ta thấy được sự hiểm độc và ác tà của thực tại tội lỗi. 2) Để cho chúng ta thấy được tình yêu sâu thẳm của Ngài dành cho tất cả nhân loại và cho mỗi người chúng ta.   Hãy tham dự Thánh Lễ và rước lễ để đền bù những tội lỗi mình đã phạm và những tội lỗi của gia đình mình. Nói về mặt đạo đức, cũng nên tham dự Thánh Lễ và rước lễ để đền bù tội lỗi của những người phá thai và cộng tác vào việc phá thai, làm đổ máu những thai nhi vô tội nhất và đáng thương nhất, của những người đã sống và tuyên truyền đồng tính luyến ái, một hành động đã phá hủy các nền tảng xây dựng cơ bản của xã hội là gia đình!   9. Chiến thắng những ác thần của riêng bạn. Tất cả chúng ta không chỉ có những tật hư nết xấu đang ẩn nấp trong con người của mình – điểm yếu của chúng ta làm cho chúng ta dễ sa ngã. Nhưng chúng ta còn có ác thần đang tấn công chúng ta – thường là tấn công điểm yếu của ta. Hãy kiểm tra xem nơi nào ác thần tấn công bạn nhiều nhất. Bạn chỉ có thể xét mình qua các mối tội đầu và xem tội nào ma quỷ đã mở đường. Tội mê ăn uống chăng? Tội mê dâm dục chăng? Tội tham lam chăng? Tội lười biếng chăng? Tội hờn giận chăng? Tội ghen ghét chăng? Tội kiêu ngạo chăng? Trong mùa Chay, chúng ta là những người lính của Chúa Kitô Vua. Đây là thời gian để chiến đấu chống lại ác thần của chúng ta với sức mạnh của Chúa Giêsu Vua. Chúng ta yếu đuối nhưng Thiên Chúa thì mạnh mẽ.  Hãy nhớ rằng không có gì là không thể đối với Thiên Chúa!   10. Đức Maria và mùa Chay. Hãy cố gắng sống một mùa Chay mạnh mẽ với Mẹ Maria. Hãy lần hạt kính năm sự Thương cũng như lần hạt dâng cho Đức Mẹ Sầu Bi. Hãy xem phim “ Cuộc thương khó của Chúa Kitô” của  Mel Gibson,  trong đó vai trò của Đức Maria thật nổi bật. Hãy suy niệm đàng Thánh Giá, bước đi cùng với Đức Mẹ Sầu Bi. Hãy phấn đấu trong mùa Chay để sống những ngày thánh thiện dưới con mắt của Mẹ Maria và với Trái Tim Sầu Bi và Vô Nhiễm của Mẹ Maria.   Tóm lại, hỡi các bạn, nếu chúng ta chọn sống những đề nghị trên với sự quảng đại tinh thần, thì đây sẽ là mùa Chay thánh thiện nhất trong tất cả các mùa Chay của chúng ta. Chúng ta sẽ sống viên mãn mầu nhiệm Vượt Qua- để chịu đau khổ và chết với Chúa Giêsu và chúng ta sẽ sống lại với Ngài trong vinh quang Phục Sinh!     (Fr. Ed Broom, Catholicexchange.com)  

Bước Vào Mùa Chay Thánh

Bài Tin Mừng Chúa Nhật đầu Mùa Chay hôm nay

Nhiều khi tôi nghĩ Đức Giêsu là Chúa, Ngài mới vượt qua mọi thử thách, và làm được mọi thứ. Ngược lại, là phận con người, làm sao tôi thắng được cơn cám dỗ, làm sao tôi sống sót trong cuộc chiến với Ma quỷ, hoặc làm sao tôi sống tốt trong Mùa Chay được? Lúc đầu tôi tưởng những câu hỏi ấy chính đáng, hợp lý, hợp tình. Có khi tôi muốn rút lui, bỏ cuộc.

Nhưng đúng là tôi đã lầm, lầm to! Bởi chính khi đó tôi đã thất bại, Ma quỷ đã chiến thắng ngay trong lúc đó. Thực vậy, các nhà thiêng liêng chỉ cho chúng ta rằng: trong khi đang muốn sống tốt, đang tiến lên trên đà nhân đức, thì Ma quỷ bày ra những mưu hèn, kế bẩn để làm nhụt chí anh hùng của người ta. Thực tế nó thường thành công với chiêu thức này. Mùa Chay năm nay, Chúa muốn tôi đừng đi vào đừng mòn hèn hạ ấy. Hèn hạ vì chưa chiến đấu tôi đã bỏ cuộc!

Chúa hứa với những ai bước vào mùa chiến đấu thiêng liêng: “Con sẽ chiến thắng được ma quỷ!” Lý do là vì trong Mùa Chay, trong trận chiến thiêng liêng này, con người đứng giữa Thiên Chúa và Ma quỷ. Quỷ ma ra sức thuyết phục, lôi kéo và xúi ta chiều theo những lời mật ngọt của hắn. Nếu ta làm theo những chiêu trò tầm phào của nó, chúng ta sẽ xa Thiên Chúa và sẽ rơi vào bẫy. Thất bại là điều không tránh khỏi cho những ai bắt tay với kẻ thù là Ma quỷ. Ngược lại, Thiên Chúa và các thiên thần của Ngài hằng đến nâng đỡ, hướng dẫn và ban ơn để chúng ta chiến thắng được Ma quỷ. Người nào càng gần Chúa, càng để tâm đến những vũ khí thiêng liêng, người ấy càng mau chiến thắng. Dẫu sao trong trận chiến này, có khi chân rã, tay rời, nhưng Thiên Chúa luôn chờ ta phía trước.

Ai cũng biết ăn chay là giữ gìn thân xác trong sạch bằng cách tuân giữ các luật lệ và giảm bớt ăn uống, chi tiêu. Đó là lối sống đi ngược lại với thế gian, chỉ dành cho những ai muốn nên thánh, muốn gần Chúa và muốn được hạnh phúc đích thực. Để sống Mùa Chay thánh, Giáo hội mời gọi chúng ta ba việc làm cần thiết: ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Đó là ba bảo bối để ta chống lại kẻ thù là Ma quỷ.

Cầu nguyện để liên lạc mật thiết với Thiên Chúa, nghe Ngài chỉ dẫn và nhận được ơn thiêng. Ăn chay để thấy mình yếu đuối, nhỏ bé và cần tựa nép bên lòng Chúa. Bố thí để liên lạc với tha thân, những người thân cận với chính mình. Người khác chính là món quà để chúng ta thể hiện tình yêu con người. Khi đó, các luật lệ trong Mùa Chay thánh không còn nặng nề nữa, nhưng người ta sẽ chu toàn nó với rất nhiều tình yêu.

Bốn mươi ngày chiến đấu thiêng liêng của Đức Giêsu được thánh Máccô thuật lại chỉ vỏn vẹn trong hai câu. Chúng ta chỉ đọc trong chớp mắt là xong 2 câu ngắn ngủi này. Tuy nhiên, thực tế đó là thời gian rất dài, nhất là khi Đức Giêsu gặp thử thách. Thánh Mátthêu mô tả biến cố này chi tiết hơn. Thực ra trong cuộc chiến thiêng liêng, ít ai để ý đến ngày giờ. Được ở gần Thiên Chúa, được sức mạnh để vượt thắng những cám dỗ thì quan trọng hơn. Khi đó, mọi thời gian đều là ân sủng, là món quà để người ta thao luyện chính mình, tập tành để có sức đề kháng chống lại Ma quỷ. Tại sao?

Lý do là vì Thiên Chúa không mời tôi sống Mùa Chay mà thôi. Chẳng lẽ chỉ hãm mình đền tội trong 40 ngày, rồi sau đó, trở lại nếp sống buông thả. Như thế nào ích gì! Mùa Chay là thời gian đặc biệt để mình tập luyện, và khi có kinh nghiệm, có thói quen, người ta tiếp tục sống những ngày tiếp theo. Điều này chúng ta có thể thấy trong lời mời gọi của Đức Giêsu, sau khi Ngài ra khỏi hoang địa: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Ðại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.” (Mc 1,15).

– Thời kỳ đã mãn: Nghĩa là thời đại mới đã đến, thời cuối cùng, cánh chung đã đến. Đây là thời kỳ Thiên Chúa thực hiện lời hứa ơn cứu độ mà Ngài đã hứa từ ngàn xưa. Tôi thử tính tuổi thọ: “Trong ngoài bảy chục, mạnh giỏi chăng là được tám mươi, mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khó, cuộc đời thấm thoát, chúng ta đã khuất rồi.” (x. Tv 90). Khi ấy tôi phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa. Bởi thế hôm nay Chúa cho tôi nhiều cơ hội để chuẩn bị hành trang cho ngày về với Chúa.

– Thiều Đại Thiên Chúa đã đến gần: Đó chính là Đức Giêsu Kitô mà toàn dân mong chờ. Ngài đã và đang hiện diện để mời gọi người ta nhận ra Ngài, nhận ra uy quyền của Thiên Chúa đang tỏ cho muôn người.

– Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng: Đây là câu chúng ta được nghe khi nhận tro trong ngày Thứ Tư Lễ Tro. Tôi được nhắc nhở sám hối, nghĩa là suy nghĩ khác trước, đổi ý, đổi tâm tình, đổi não trạng, hối tiếc, hối hận về những lầm lỗi của mình. Hoặc theo ngôn sứ Giê-rê-mi-a, sám hối là thay đổi hướng đi, triệt để quay về với Thiên Chúa, dấn bước vào cuộc sống mới. Đức Giêsu còn mời gọi thêm: lấy đức tin mà bước đi trên hành trình này. Mở ngoặc nơi đây, dĩ nhiên ai đang bước đi trên đường nhân đức, gần với Chúa, thì cứ tiếp tục, xin đừng “thay đổi hướng”, nhưng cứ để Chúa dẫn đưa.

Để kết thúc, chúng ta ao ước Mùa Chay năm nay có nhiều điều thú vị chờ ta phía trước. Niềm vui của ngày Tết Tân Sửu cũng cho ta nhiều hân hoan để làm mới lại đời sống đức tin. Một Tân niên an lành, một khởi đầu Mùa Chay thánh đức, một hành trình mở ra nhiều hứa hẹn; và cùng với Đức Giêsu, chúng ta cùng canh tân chính mình.

Để chiến thắng trên đấu trường khốc liệt, người chiến sĩ cần thao luyện và trui rèn ý chí. Thao trường càng đổ mồ hôi, chiến trường càng bớt đổ máu. Đó là quy luật áp dụng cho mọi thời, mọi nơi và mọi người, nếu người ta muốn thành công. Trong đạo Công giáo cũng thế, hằng năm Giáo hội dành một Mùa Chay [1] Thánh 40 mươi đêm ngày, để giúp con cái mình khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần và tăng sức đề kháng cho tâm hồn. Bởi đó, ăn chay hoặc sống Mùa Chay không chỉ giữ luật lệ, nhưng trên hết là thể hiện tình yêu dành cho chính mình, cho Thiên Chúa và cho tha nhân. Khi đó, người ta mới thực sự đủ sức chạy nhanh, vươn xa đến đời sống tốt lành, quân bình và thánh thiện.Bài Tin Mừng Chúa Nhật đầu Mùa Chay hôm nay [2] , chúng ta thấy Đức Giêsu cũng đi vào con đường chay tịnh. Hơn ai hết, chính Ngài biết chặng đường sứ vụ công khai cơ man nào là gian nan thử thách phía trước. Để chuẩn bị hành trang lên đường, Đức Giêsu, Chúa của chúng ta bước vào những ngày chiến đấu thiêng liêng trong hoang mạc. Dĩ nhiên nơi ấy Ngài không cô độc trước những lần cám dỗ của Ma quỷ [3] . Ngài có Chúa Thánh Thần hằng nâng đỡ, các thiên sứ phục vụ. Ngài sống trong hoang mạc, giữa loài dã thú. Đó là những dấu hiệu cho thấy Đức Giêsu luôn chiến thắng Xa-tan, thắng cơn thử thách và cám dỗ.Nhiều khi tôi nghĩ Đức Giêsu là Chúa, Ngài mới vượt qua mọi thử thách, và làm được mọi thứ. Ngược lại, là phận con người, làm sao tôi thắng được cơn cám dỗ, làm sao tôi sống sót trong cuộc chiến với Ma quỷ, hoặc làm sao tôi sống tốt trong Mùa Chay được? Lúc đầu tôi tưởng những câu hỏi ấy chính đáng, hợp lý, hợp tình. Có khi tôi muốn rút lui, bỏ cuộc.Nhưng đúng là tôi đã lầm, lầm to! Bởi chính khi đó tôi đã thất bại, Ma quỷ đã chiến thắng ngay trong lúc đó. Thực vậy, các nhà thiêng liêng chỉ cho chúng ta rằng: trong khi đang muốn sống tốt, đang tiến lên trên đà nhân đức, thì Ma quỷ bày ra những mưu hèn, kế bẩn để làm nhụt chí anh hùng của người ta. Thực tế nó thường thành công với chiêu thức này. Mùa Chay năm nay, Chúa muốn tôi đừng đi vào đừng mòn hèn hạ ấy. Hèn hạ vì chưa chiến đấu tôi đã bỏ cuộc!Chúa hứa với những ai bước vào mùa chiến đấu thiêng liêng: “Con sẽ chiến thắng được ma quỷ!” Lý do là vì trong Mùa Chay, trong trận chiến thiêng liêng này, con người đứng giữa Thiên Chúa và Ma quỷ. Quỷ ma ra sức thuyết phục, lôi kéo và xúi ta chiều theo những lời mật ngọt của hắn. Nếu ta làm theo những chiêu trò tầm phào của nó, chúng ta sẽ xa Thiên Chúa và sẽ rơi vào bẫy. Thất bại là điều không tránh khỏi cho những ai bắt tay với kẻ thù là Ma quỷ. Ngược lại, Thiên Chúa và các thiên thần của Ngài hằng đến nâng đỡ, hướng dẫn và ban ơn để chúng ta chiến thắng được Ma quỷ. Người nào càng gần Chúa, càng để tâm đến những vũ khí thiêng liêng, người ấy càng mau chiến thắng. Dẫu sao trong trận chiến này, có khi chân rã, tay rời, nhưng Thiên Chúa luôn chờ ta phía trước.Ai cũng biết ăn chay là giữ gìn thân xác trong sạch bằng cách tuân giữ các luật lệ và giảm bớt ăn uống, chi tiêu. Đó là lối sống đi ngược lại với thế gian, chỉ dành cho những ai muốn nên thánh, muốn gần Chúa và muốn được hạnh phúc đích thực. Để sống Mùa Chay thánh, Giáo hội mời gọi chúng ta ba việc làm cần thiết:. Đó là bađể ta chống lại kẻ thù là Ma quỷ.Cầu nguyện để liên lạc mật thiết với Thiên Chúa, nghe Ngài chỉ dẫn và nhận được ơn thiêng. Ăn chay để thấy mình yếu đuối, nhỏ bé và cần tựa nép bên lòng Chúa. Bố thí để liên lạc với tha thân, những người thân cận với chính mình. Người khác chính là món quà để chúng ta thể hiện tình yêu con người. Khi đó, các luật lệ trong Mùa Chay thánh không còn nặng nề nữa, nhưng người ta sẽ chu toàn nó với rất nhiều tình yêu.Bốn mươi ngày chiến đấu thiêng liêng của Đức Giêsu được thánh Máccô thuật lại chỉ vỏn vẹn trong hai câu. Chúng ta chỉ đọc trong chớp mắt là xong 2 câu ngắn ngủi này. Tuy nhiên, thực tế đó là thời gian rất dài, nhất là khi Đức Giêsu gặp thử thách. Thánh Mátthêu mô tả biến cố này chi tiết hơn. Thực ra trong cuộc chiến thiêng liêng, ít ai để ý đến ngày giờ. Được ở gần Thiên Chúa, được sức mạnh để vượt thắng những cám dỗ thì quan trọng hơn. Khi đó, mọi thời gian đều là ân sủng, là món quà để người ta thao luyện chính mình, tập tành để có sức đề kháng chống lại Ma quỷ. Tại sao?Lý do là vì Thiên Chúa không mời tôi sống Mùa Chay mà thôi. Chẳng lẽ chỉ hãm mình đền tội trong 40 ngày, rồi sau đó, trở lại nếp sống buông thả. Như thế nào ích gì! Mùa Chay là thời gian đặc biệt để mình tập luyện, và khi có kinh nghiệm, có thói quen, người ta tiếp tục sống những ngày tiếp theo. Điều này chúng ta có thể thấy trong lời mời gọi của Đức Giêsu, sau khi Ngài ra khỏi hoang địa: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Ðại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.” (Mc 1,15).- Thời kỳ đã mãn: Nghĩa là thời đại mới đã đến, thời cuối cùng, cánh chung đã đến. Đây là thời kỳ Thiên Chúa thực hiện lời hứa ơn cứu độ mà Ngài đã hứa từ ngàn xưa. Tôi thử tính tuổi thọ: “Trong ngoài bảy chục, mạnh giỏi chăng là được tám mươi, mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khó, cuộc đời thấm thoát, chúng ta đã khuất rồi.” (x. Tv 90). Khi ấy tôi phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa. Bởi thế hôm nay Chúa cho tôi nhiều cơ hội để chuẩn bị hành trang cho ngày về với Chúa.- Thiều Đại Thiên Chúa đã đến gần: Đó chính là Đức Giêsu Kitô mà toàn dân mong chờ. Ngài đã và đang hiện diện để mời gọi người ta nhận ra Ngài, nhận ra uy quyền của Thiên Chúa đang tỏ cho muôn người.- Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng: Đây là câu chúng ta được nghe khi nhận tro trong ngày Thứ Tư Lễ Tro. Tôi được nhắc nhở sám hối, nghĩa là suy nghĩ khác trước, đổi ý, đổi tâm tình, đổi não trạng, hối tiếc, hối hận về những lầm lỗi của mình. Hoặc theo ngôn sứ Giê-rê-mi-a, sám hối là thay đổi hướng đi, triệt để quay về với Thiên Chúa, dấn bước vào cuộc sống mới. Đức Giêsu còn mời gọi thêm: lấy đức tin mà bước đi trên hành trình này. Mở ngoặc nơi đây, dĩ nhiên ai đang bước đi trên đường nhân đức, gần với Chúa, thì cứ tiếp tục, xin đừng “thay đổi hướng”, nhưng cứ để Chúa dẫn đưa.Để kết thúc, chúng ta ao ước Mùa Chay năm nay có nhiều điều thú vị chờ ta phía trước. Niềm vui của ngày Tết Tân Sửu cũng cho ta nhiều hân hoan để làm mới lại đời sống đức tin. Một Tân niên an lành, một khởi đầu Mùa Chay thánh đức, một hành trình mở ra nhiều hứa hẹn; và cùng với Đức Giêsu, chúng ta cùng canh tân chính mình.

Suy Ngẫm Về Mùa Chay !

Một vị ẩn tu sống đơn độc trên ngọn núi cao. Ngày đêm ông ăn chay cầu nguyện. ông ăn chay rất nghiêm ngặt và cầu nguyện rất tha thiết. Để thưởng công, Chúa cho xuất hiện một ngôi sao trên đầu núi. Khi ông ăn chay và cầu nguyện ít, ngôi sao mờ đi. Khi ông ăn chay nhiều và cầu nguyện nhiều thì ngôi sao càng sáng lên. Một hôm ông muốn leo lên đỉnh cao nhất của ngọn núi. Khi ông chuẩn bị lên đường thì một bé gái trong làng đến thăm và ngỏ ý muốn đi cùng ông. Thày trò hăng hái lên đường. đường càng lên càng dốc dác khó đi. Mặt trời càng lúc càng nóng gắt. Cả hai thày trò ướt đẫm mồ hôi và cảm thấy khát nước. Nhưng không ai dám uống. Em bé không dám uống trước khi thày uống. Vị ẩn tu không dám uống vì sợ mất công phúc trước mặt Chúa. Nhưng nhìn thấy bé gái mỗi lúc mệt thêm, thày ẩn tu thấy thương, nên mở nước ra uống. Lúc ấy cô bé mới dám uống. Uống nước xong, cô bé mỉm cười rất tươi và cám ơn thày. Thày ẩn tu len lén nhìn lên đầu núi. Thầy sợ ngôi sao biến mất vì thày đã không biết hãm mình. Nhưng lạ chưa, trên đầu núi thày thấy không phải một mà có đến hai ngôi sao xuất hiện. Thì ra, để thưởng công vì thày biết nghĩ đến người khác, Chúa đã cho xuất hiện một ngôi sao nữa, sáng không kém gì ngôi sao kia.

Mùa chay được mở đầu bằng nghi thức xức tro và một ngày ăn chay kiêng thịt. Có lẽ có nhiều người thắc mắc tại sao ngày xưa người Do Thái rắc đầy tro trên đầu, ngồi cả trên đống tro, mà ngày nay ta chỉ xức một chút ít tro, và tại sao ngày xưa ăn chay trong bốn mươi ngày, mà ngày nay chỉ còn ăn chay có 2 ngày Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu tuần thánh? Thưa vì Giáo hội muốn ta càng ngày càng đi vào tinh thần hơn là chỉ giữ hình thức bên ngoài. Mục đích của Mùa Chay là giúp ta trở về với Chúa và với anh em bằng sám hối nhìn nhận tội lỗi của chính mình. Việc xức tro, ăn chay, cầu nguyện, làm việc thiện, chỉ là những phương tiện.

Xức tro là để tỏ lòng sám hối. Xức nhiều tro mà trong lòng không thật tình sám hối thì có ích gì. Ngày nay, Giáo hội chỉ dùng một chút tro tượng trưng để nhắc nhớ ta. Xức tro trên đầu không quan trọng bằng xức tro trong tâm hồn. Hãy xức tro vào tâm hồn để ta thấy tâm hồn mình đã ra hoen ố vì tội lỗi. Hãy xức tro vào tâm hồn để ta thấy rõ ta đã bôi tro trát trấu vào khuôn mặt Thiên chúa, làm lem luốc khuôn mặt Giáo hội, làm ô danh cho đạo thánh của Chúa. Hãy xức tro vào tâm hồn để ta thấy rõ ta đã làm cho mối quan hệ với tha nhân bị vẩn đục vì những tham vọng, những ích kỷ, những nhỏ nhen của ta. Hãy xức tro vào tâm hồn để lòng ta xót xa, đau đớn, hối hận vì những tội lỗi đã phạm.

Ăn chay không phải là một hình thức làm cho qua lần, chiếu lệ. Ăn chay không phải chỉ là nhịn ăn một hai bữa cơm. Ăn chay có mục đích nhắc nhớ ta hãy biết hãm dẹp thân xác, hãm dẹp những tính mê tật xấu, hãm dẹp những gì làm mất lòng Chúa và làm phiền lòng anh em. Giáo hội giản lược việc ăn chay vào 2 ngày trong một năm, không phải vì coi nhẹ việc ăn chay, nhưng vì Giáo hội muốn tránh thái độ ăn chay hình thức, để tập trung vào việc ăn chay trong tâm hồn. Nhịn ăn một bát cơm không bằng nhịn nói một lời có thể làm buồn lòng người khác. Nhịn ăn một miếng thịt không bằng nhịn đi một cử chỉ xúc phạm đến anh em. Nhịn một bữa cơm ngon không bằng nhường nhịn, tha thứ, làm hoà với nhau. Kềm chế cơn đói không bằng kềm chế cơn nghiện rượu, nghiện ma tuý, nghiện cờ bạc. Kềm chế cơn khát không bằng kềm chế dục vọng, tính tham lam, thói kiêu ngạo.

Chính vì thế mà tiên tri Dô-el đã kêu gọi dân chúng: “Hãy xé lòng chứ đừng xé áo”. Người Do thái có tục lệ khi ăn chay, thống hối thì xé áo ra. Đó là một hình thức biểu lộ sự thống hối. Điều quan trọng là có tâm hồn thực sự sám hối. Xé áo không bằng xé lòng ra khỏi những tham lam, bất công. Xé áo không bằng xé lòng ra khỏi thói lười biếng, khô khan, nguội lạnh. Xé áo không bằng xé lòng ra khỏi những dính bén trần tục. Xé áo không bằng xé lòng ra khỏi thói gian dối, giả hình. Chỉ khi thực sự xé lòng ra như thế, ta mới gạt bỏ được những chướng ngại ngăn cản ta đến với Chúa. Chỉ khi thực sự xé lòng ra như thế, ta mới đến gần Chúa, sống tình thân mật với Chúa, hưởng được tình yêu thương của Chúa.

Để ăn chay trong tinh thần và để thực sự hướng về tha nhân, nhiều nước trên thế giới đã biến việc ăn chay thành những hành động bác ái cụ thể. Mỗi ngày trong mùa chay, họ bớt chi tiêu một chút, gửi tiền tiết kiệm giúp những nơi nghèo khổ, bị thiên tai. Nhờ thế, việc ăn chay của họ không còn là hình thức, nhưng là những hi sinh thực sự và trở nên những việc làm đầy tình bác ái huynh đệ.

Bây giờ thì chúng ta đã hiểu thế nào là ăn chay và sám hối đẹp lòng Chúa. Mỗi người hãy tự đặt ra cho mình, cho gia đình mình một chương trình sống Mùa Chay. Ước gì mùa Chay năm nay sẽ là khởi điểm của một đời sống mới, giúp mỗi người chúng ta thực sự thay đổi đời sống, mến Chúa hơn, yêu người hơn.

Lạy Chúa, xin thương xót con, vì con là kẻ tội lỗi. Amen.

Mùa Chay Với Câu Hỏi Về Ý Nghĩa Cuộc Sống

Chia sẻ

Sự giàu có, đặc biệt là giàu có về mặt vật chất, luôn là điều người ta mong ước và nỗ lực để có được. Nó gợi lên một sự lạc quan, phong nhiêu và đầy tràn. Đó là một xung năng tự nhiên của con người. Nó không hề xấu. Nó chỉ trở thành vấn đề khi người ta xem sự giàu có là đích điểm của đời mình, vì nó cuốn người ta vào một vòng xoáy, khiến người ta đánh mất chính mình, quên đi ý nghĩa sự hiện hữu của bản thân.

“Tiền nhiều để làm gì?” Có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi này: để cuộc sống được đảm bảo hơn; để có thể ăn sung mặc sướng; để không phải lo toan về ngày mai; để muốn làm gì thì làm, có quyền trên người khác, không bị người ta khinh chê. Chúng ta không lý thuyết và giả bộ đến độ không để ý đến những điều ấy. Tiền rất cần cho cuộc sống. Vấn đề đặt ra là: nếu ta cứ lao mình vào cuộc tích góp bạc tiền, rồi bất thình lình, cái chết tìm đến với ta, thì sao? Câu hỏi này dẫn chúng ta đến một câu hỏi khác, rộng hơn và sâu hơn: thật ra, những nỗ lực của chúng ta trong cuộc sống là để làm gì?

Chúng ta không chối bỏ tầm quan trọng và lợi ích của đồng tiền, nhưng chúng ta cũng không thể không để ý đến một sự thật rằng chúng chỉ là hư vô, và cái chết sẽ đến bất cứ lúc nào, sẽ mang đi tất cả và nó không chừa một ai.

Cho dù ông nhà giàu kia có gào thét và trình bày muôn ngàn lý do chính đáng với Thần Chết về của cải ông có và về việc ông xứng đáng để thụ hưởng nó thế nào thì cũng chẳng có ích gì cả. Tuy rất phũ phàng nhưng ta vẫn phải thừa nhận một điều là đến một lúc nào đó tất cả những gì mình cố gắng tạo lập đều sẽ trôi tuột khỏi bàn tay ta. Sự giàu có có thể mang đến cho chúng ta một sự đảm bảo nào đấy ở cuộc sống này, nhưng nó chẳng có nghĩa lý gì trước sự tàn phá của thời gian, nó không có sức quyến rũ nào trước cái chết.

Lại một lần nữa, ta được đưa vào khung trời của một cõi vô thường. Ta tự hỏi về lý do mình được cho hiện hữu. Nếu mọi sự sẽ qua đi, vậy tôi ở đây để làm gì? Đâu là điều tôi nên tìm kiếm trong hành trình tại thế của mình? Tôi phải làm gì để ngay cả khi cái chết tìm đến, tôi vẫn bình thản và chào đón nó với tất cả hân hoan? Tôi phải sống ra sao để thay vì sống trong nỗi sợ cái chết đến bất thình lình, ta thật sự sống trọn vẹn cuộc sống của mình từng giây từng phút, hưởng nếm sự hoan lạc ngay tại đời này chứ chẳng đợi chi một hạnh phúc xa xăm nào đó ở tương lai vô định.

Mùa chay đến. Sắc tím trên bàn thờ gợi nhắc ta về một nỗi man mác thê lương, màu tối của cuộc đời. Nó đưa ta về với lòng mình để ta phải đối diện với cái “không” của bản thân. Nó đánh bật hết tất cả những ngạo mạn và cái ảo tưởng mà bấy lâu nay mình vẫn theo đuổi. Nó thúc đẩy ta tìm đến sự giàu có đích thực mà mình cần phải phấn đấu trong cuộc đời này: giàu nhân đức, giàu tình nghĩa, giàu thương yêu. Những cái giàu này đáng giá hơn rất nhiều so với giàu bạc tiền vì nó bồi đắp sức sống cho con người, nó làm cho người trở nên bất diệt, được tự do, được là chính mình. Nó ban cho con người sức mạnh để đối diện với Thần Chết cách khảng khái vì Thần Chết chỉ có thể là nỗi khiếp sợ cho những ai sợ nó, còn người giàu nhân đức thì chẳng mang trong mình nỗi sợ gì cả vì người đó mang trong mình một kho tàng bất biến với thời gian.

Con người được làm ra bụi đất nhưng lại nhận lãnh lời mời gọi hướng đến sự thánh thiêng. Sự thánh thiêng ấy hệ ở việc con người nhận ra được gốc gác và giá trị thật của mình, là cái mang đến cho con người sự thoải mái và bình an của con tim. Thật vậy, có quyền lực và giàu có đến cỡ nào thì cũng chỉ là con số 0 to tướng trước mặt Thiên Chúa. Thật tội nghiệp cho kẻ nào nghĩ rằng với của cải mình đang sở hữu, mình có thể làm chúa tể muôn loài. “Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?” (Lc 12,20). Câu nói này của Chúa Giêsu như đang chất vấn mỗi người. Con người ơi, hãy thức tỉnh đi nào! Hãy lên đường đi tìm ý nghĩa cho cuộc sống của bản thân!

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

Bạn đang đọc nội dung bài viết ​Mười Lời Khuyên Cho Một Mùa Chay Thánh Thiện Nhất trên website Altimofoundation.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!